Đây là tượng người
Phụ nữ có tên là “Bà mẹ mang bầu” của quốc gia Châu Phi, bức tượng gỗ được một người đàn ông người Đức sinh sống tại
một thị trấn nhỏ ở Hambug mua về trưng
bày tại quán cà phê của ông, sau một chuyến thăm quốc gia Châu Phi vào thế kỷ 19, ông tôn thờ bức tượng gỗ này như một
vật dụng trang trí, để ông ngắm nhìn hằng ngày, ông kể lại, “ Bức tượng mang ý
nghĩa sâu sắc về sắc đẹp của người phụ nữ thời Châu Phi, thể hiện sự sinh sản và tình yêu đích thực chung thủy
của người phụ nữ chân chính, và không có gì đáng quý hơn là hình ảnh người phụ
nữ mang bầu cao quý, thiêng liêng, thể hiện tình yêu thương của người mẹ đối
với con cái. Chủ nhân sở hữu bức tượng này cho rằng, đã không ít du khách đến
quán cà phê của ông thưởng lãm và có nhã ý muốn mua về trưng bày, nhưng ông đã
từ chối. Cho đến đầu thế kỷ 20 thì bức tượng gỗ này đã bị đánh cắp và nó đã có mặt tại một bảo
tàng ở Đức, nếu như bạn thật sự hiểu về các ý nghĩa tín ngưởng, văn hóa của
Châu Phi, chắc hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên về những điều tâm linh ẩn sâu mỗi bức
tượng hoặc bức ảnh mà các bạn từng nhìn thấy cũng như Văn hóa
cà phê của Ethiopia bắt rễ trong tín ngưỡng thờ phụng và hòa đồng với bà mẹ Tự
nhiên phồn thực. Để làm nổi bật ý nghĩa đó, sự cử hành nghi thức cà phê cũng
hết sức thong thả, thoải mái. Trong nghi lễ cà phê của Ethiopia, người nữ đóng
vai trò chủ chốt trong việc tiến hành nghi thức pha chế và dọn bày. Tại gia
đình khi tiếp khách, đó là bà chủ nhà hoặc một người nữ trẻ tuổi hơn thay thế.
Cà phê được dọn ba lần: sáng, trưa, và chiều – mỗi lần có thể kéo dài đến 2-3
giờ. Tại làng xóm nghi thức cà phê cũng là quan trọng nhất và được mời dự là
một vinh hạnh. Đầu tiên, căn buồng hoặc lều trại được quét gọn sạch, rải cỏ
thơm và rắc hoa. Người nữ chủ lễ đốt hương trầm hoặc thắp nhang để thanh tẩy
bầu không khí và xua đuổi tà ma.