VN
5
05

Tổng cộng: đ 2.950.000

đ 1.125.000
Số lượng
24
Đóng Menu
Được chế tác bởi các nghệ nhân Mnông tại Buôn Dơng Bak, xã Yang Tao, huyện Lắk, Đắk Lắk. Đối với đồng bào M’Nông, nghề gốm được truyền từ mẹ sang con, phụ nữ đảm nhận vai trò làm gốm từ lúc lấy đất cho đến lúc nung thành sản phẩm. Vì thế, phụ nữ M’Nông giữ vai trò chính trong việc bảo tồn và phát huy nghề gốm truyền thống của dân tộc mình.
Nguyên liệu làm gốm là đất sét lấy ở ruộng dưới chân núi Chư Yang Sin, đất sét có màu nâu sẫm đặc trưng. Điều đặc biệt là sản lượng đất sét khá ít, mỗi lần khai thác chỉ được 1 - 3 gùi. Theo kinh nghiệm của dân làng, mỗi lần khai thác phải cách nhau 2 - 3 ngày thì đất sét mới xuất hiện. Đất sét mang về được trộn với nước và giã thật nhuyễn và dẻo, loại bỏ các hạt cát, sạn lẫn trong đất sét rồi bắt đầu chế tác. Công đoạn tạo hình cho gốm hoàn toàn bằng tay. Người thợ đi vòng tròn xung quanh vật để tạo hình. Sử dụng đôi tay khéo léo, nhuần nhuyễn và các dụng cụ thô sơ như thanh tre vót mỏng, vòng tre, mảnh vải ướt để tạo hình cho vật. Người M’nông quan niệm, màu đen là màu đẹp và là màu truyền thống nên sau khi nung họ nhuộm đen toàn bộ sản phẩm. Việc nhuộm màu cũng bằng phương pháp tự nhiên. Gốm sau khi nung chín rất nóng và được vùi ngay vào vỏ trấu. Vỏ trấu cháy tạo khói, khói này ám vào gốm và làm đen gốm. Những sản phẩm được đánh bóng kỹ lưỡng ở công đoạn trước sẽ cho bề mặt rất đen và bóng, nhìn giống như kim loại. Đây chính là màu đặc trưng của gốm M’nông và là sự khác biệt so với các dòng gốm khác.
Sản phẩm làm ra chủ yếu là các loại nồi tròn có miệng nhỏ để nấu cháo, nấu nước, nấu thuốc… hoặc nồi miệng rộng để nấu cơm và nấu thức ăn; chõ hấp xôi. Sau này khi nhu cầu nhiều hơn, người ta còn làm ra thêm nồi đồng (mô phỏng theo hình dáng nồi đồng của người Việt), chảo rang cà phê, hũ, ché… Hiện nay thợ gốm M’nông còn làm thêm các sản phẩm phục vụ khách du lịch như con trâu, con bò, con voi, hồ lô, lọ hoa… Quy trình chế tác gốm của người M’nông rất thô sơ, gần như nguyên thủy, phản ánh đời sống tự cung tự cấp, nhỏ lẻ của nghề chứ không lập thành làng nghề như các làng nghề của người Việt ở vùng đồng bằng.
Nghề làm đồ gốm của đồng bào M’Nông Rlăm là một trong những nghề thủ công hiếm hoi ở vùng Tây Nguyên còn được bảo lưu cho đến ngày nay.