VN
5
05

Tổng cộng: đ 2.950.000

đ 1.125.000
Số lượng
24
Đóng Menu
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo; xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới, Trung Nguyên Legend và Bảo tàng Thế giới Cà phê đã tâm huyết nghiên cứu, tìm hiểu về những triết lý văn hoá sống phương Đông, bao gồm cả tinh hoa Trà đạo Nhật Bản… cùng những bộ công cụ thưởng lãm để sáng tạo “Văn minh cà phê Thiền”.

Trà đạo, là một đại diện của văn hóa Nhật Bản. Trà đạo, hay còn được dịch trực tiếp là “lối uống trà”, được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12, là một bộ phận rất nhỏ trong đức hạnh omotenashi truyền thống của Nhật Bản.

Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo lý với ý nghĩa đích thực của từ này. Trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ. Sự nổi tiếng của trà đạo Nhật Bản không chỉ là uống trà, mà còn bao hàm nhiều yếu tố như lòng hiếu khách, vẻ đẹp của dụng cụ uống trà và các phương pháp truyền thống. Bản chất của tinh thần hiếu khách, đó là sự quan tâm đến đối phương, lo lắng chi tiết và làm mọi thứ có thể. Người Nhật coi tiệc trà là cơ hội chỉ có một lần trong đời, cố gắng hết sức vì lòng hiếu khách và trân trọng những khoảnh khắc của nhau.

Hòa, Kính, Thanh, Tịch (和 - 敬 - 清 - 寂) là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo. Phật giáo thường dùng thuật ngữ "ngón tay chỉ mặt trăng". Suy rộng ra, Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có "trà vừa ngon vừa không ngon". Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện, học tập, Trà đạo luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, Trà đạo thuộc về bên lối sống "tự làm chủ bản thân".