
Cối được làm bằng đồng thau nguyên chất, trọng lượng khoảng 4
kg, đúc vào thế kỷ 18 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cối đã bị nứt và có dấu hiệu sử dụng
trong một thời gian khá dài. Màu cối đen đẹp, cũ, có chân đế.
Cao12,2-ĐK12,bộ đôi của cối phải có chày giã, chúng thể hiện cho sự trường tồn
và mãi mãi, Cối giã bằng đồng rất hữu ích cho đời sống hàng ngày, vì nó đa
năng, có thể dùng giã thuốc, giã cà phê, giã đậu các loại và còn mang ý nghĩa tâm
linh cho sự mạnh mẽ và gắn kết, ở Ethiopia họ thường dùng chày cối bằng đồng này
để giã cà phê và khi thực hiện nghi lễ, họ luôn nâng niu và đọc câu thần chú
cho mỗi lần pha chế cà phê “ ASAMA, cà phê của ta, hãy mở ra, ban phước cho ta
và con cháu của ta có sức mạnh, trưởng thành và hạnh phúc Asama” Tại Ethiopia –
quê hương của cây cà phê, văn hóa cà phê bắt rễ trong tín ngưỡng thờ phụng và
hòa đồng với bà mẹ tự nhiên phồn thực. Cà phê đã rang được giã trong cối gỗ
(hay còn gọi là mukecha) và chày bằng kim loại (hay còn gọi là zenezena), nếu
địa phương nào dùng chày cối bằng kim loại thì địa phương ấy được ví như là địa phương có điều kiện hơn, giàu có
hơn tuy nhiên với người Ethiopia xưa vẫn giữ nguyên thói quen là giã cà phê bằng cối chày bằng
gỗ, còn chất liệu khác như kim loại gang, đồng thường dùng để giã thức ăn hoặc
thuốc thảo dược. Và họ luôn quan niệm rằng Cối và chày cũng là biểu tượng của
hai bộ phận sinh thực nữ và nam. Động tác giã chính là sự hòa hợp của nam nữ để
sự sống được trường tồn.