VN
5
05

Tổng cộng: đ 2.950.000

đ 1.125.000
Số lượng
24
Đóng Menu
Nhất phẩm điểu, đại điểu là tên gọi khác của chim hạc được xem là một loại chim cao quý, thường chỉ xuất hiện bên các vị thánh tiên. Với ý nghĩa thanh cao, thoát tục và biểu trưng cho sự trường thọ, chim hạc được yêu thích trong văn hoá thưởng lãm của nhiều quốc gia phương Đông.

Chim hạc trong văn hóa phương Đông và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng thanh cao, là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý, thanh tịnh, thần tiên thoát tục nên người ta còn gọi là Tiên hạc. Hạc có hình dáng gần giống như loại sếu được thần thoại hóa và mật thiết quan hệ đến tín ngưỡng biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa âm và dương. Hạc trong những hoàn cảnh nhất định còn chỉ về một số loài thuộc bộ Sếu. Theo quan niệm của người phương Đông cổ đại, sếu là biểu tượng của linh hồn người đã mất. Ở châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Nhật Bản, mọi người xem sếu đỉnh đầu đỏ, hay còn gọi là sếu Nhật Bản là biểu tượng của sự may mắn, trường thọ và tính trung thực. Quan niệm sếu đỉnh đầu đỏ tượng trưng cho sự may mắn đến từ ngoại hình dong dỏng cao, đầy thanh lịch của những chú sếu. Mỗi cặp sếu gắn bó với nhau nhiều năm trời cho đến khi lìa đời.

Ở Trung Quốc, chim hạc là hình ảnh biểu tượng cao quý sau phượng hoàng là chim quan trọng nhất trong truyền thuyết và nghệ thuật Trung Hoa. Chim hạc được coi là hình ảnh của việc bất tử và là biểu tượng thông dụng nhất trong nhiều hình ảnh khác cùng mang ý nghĩa trường thọ và sự minh mẫn trí tuệ của con người.

Ở Nhật Bản, sếu/hạc là loài chim linh thiêng, không chỉ tượng trưng cho sức khỏe, sự trường tồn và hạnh phúc, mà còn là biểu tượng cho trí tuệ, danh dự và sự thủy chung, được biết đến là người bạn đời cho cuộc sống.

Ở Việt Nam, hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ. Chim hạc thường xuất hiện trong điêu khắc trang trí đình làng với hình ảnh gắn liền của hạc–rùa, biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu, có ý nghĩa về thời gian và trục vũ trụ. Chữ rùa nghĩa là quy, tức là sự quay trở về, hạc lại tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết đó chính là quay về với nguồn cội. 

Rùa là loài sống sát mặt đất, hạc là loại bay sống ở trên cao nên khi đặt hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp thì đó là hình tượng hóa về sự hài hòa của trời và đất, của hai thái cực âm dương. Cặp hạc có kích thước lớn, cao với ước mong phát triển, hạc có mỏ dài, nhọn như mũi tên của sự vận động, đầu hạc đội một cái đế để đèn nến, thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng của sự giác ngộ.