Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới, Trung Nguyên Legend và Bảo tàng Thế giới Cà phê đã tâm huyết nghiên cứu, tìm hiểu về những triết lý văn hoá sống phương Đông, bao gồm cả tinh hoa Trà đạo Trung Hoa… cùng những bộ công cụ thưởng lãm để sáng tạo “Văn minh cà phê Thiền”.
Trà đạo Trung Hoa được coi là một trạng thái đỉnh cao của hư không và là thước để đo độ tĩnh tâm. Tâm tĩnh thì thưởng trà mới ngon. “Tâm” được thể hiện ở từng công đoạn pha trà từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến pha chế, người pha cần phải thật sự tâm huyết để có được một ấm trà ngon trọn vị và người thưởng trà sẽ cảm nhận được sự tinh tế và thanh mát trong từng ngụm trà. Khi cái tâm của người pha trà đạo không tĩnh họ sẽ pha ra chén trà thiếu mất đi sự tinh tế và chỉn chu. Vì vậy, trong lòng phải sáng tỏ không có vướng bận chuyện gì và phải thật tĩnh lặng thì mới pha tách trà thanh khiết nhất.
Cũng giống như trà đạo Nhật Bản, lễ nghi thưởng trà là điều không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với văn hoá trà đạo của người Trung Hoa. Lúc đầu, trà đạo Trung Hoa chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nhưng hiện nay trà đạo đã trở thành một nét văn hóa nghệ thuật của người Trung Quốc.
Mọi người cần đến sự yên tĩnh, hòa hợp với thiên nhiên, muốn tịnh tâm để suy nghĩ về cuộc sống, quan sát những sự vật diễn ra xung quanh trong một không gian nhẹ nhàng, thanh thản thì trà đạo là một giải pháp hợp lí nhất. Mỗi ngụm trà thưởng thức đều có vị đắng sau đó để lại vị ngọt thanh như cuộc sống hàng ngày.
Trà đạo giúp cho mọi người trở nên điềm tĩnh, cẩn thận hơn cũng như giúp mọi việc được xử lý nhẹ nhàng, đơn giản và chỉn chu hơn bao giờ hết.
Cùng với văn hoá trà đạo Nhật Bản, trà đạo Trung Quốc được mệnh danh là cái nôi của văn hoá thưởng trà