VN
5
05

Tổng cộng: đ 2.950.000

đ 1.125.000
Số lượng
24
Đóng Menu
Ludwig Van Beethoven (1770 - 1827) là thiên tài âm nhạc đặc biệt. Một người khiếm thính nhưng có thể sáng tác những tác phẩm kinh điển, lay động lòng người và được tôn vinh là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từng sống. 
Cuộc đời Beethoven là chuỗi ngày đầy bi kịch. Nghỉ học sớm vì quá nghèo, thế giới của Beethoven chỉ còn lại âm nhạc và chuỗi ngày miệt mài học đàn. 14 tuổi ông đã là nghệ sĩ đại phong cầm trong dàn nhạc Hoàng gia và dần nổi tiếng khắp châu Âu, được hàng triệu người ngưỡng mộ. Khi sự nghiệp đang phát triển rực rỡ thì Beethoven bị điếc, không nghe được bất kỳ âm thanh nào, kể cả những nốt nhạc mà ông xem là lẽ sống. Với một nhà soạn nhạc thì đó là một tai ương nghiệt ngã, có thể kết thúc mọi thứ. Beethoven tuyệt vọng. Thế nhưng “Tôi phải túm cổ số phận, chứ không để cho nó khuất phục!. Sau khi mất khả năng nghe, sáng tạo âm nhạc của Beethoven đến từ sự tỉnh thức trong tâm hồn, vượt thoát khỏi cách thức vận hành thông thường của thính giác. Theo lý giải của phân tâm học, sáng tạo là năng lượng vô hạn có trong mỗi người. Môi trường hỗ trợ sáng tạo được liên kết từ sự sáng rõ của tâm trí, khả năng nhận thức và thức tỉnh của ý thức, khát vọng tạo tác hình mẫu mong muốn, phản ứng của cơ thể thông qua cảm xúc, hành vi tạo ra cái mới. Hiểu theo nghĩa này, sáng tạo có thể đến từ trải nghiệm thế giới, nhận thức thế giới và sắp xếp lại theo khuôn mẫu mong muốn của bản thân. Hoặc sáng tạo từ sự nhận thức bản thể, lắng nghe ước vọng từ trong ý thức chính mình. Ý thức sau đó sử dụng hành động của cơ thể để tái tạo nên hình mẫu mà bản thân thực sự khát khao. Quả thực, Beethoven đã thu hẹp giao tiếp với bên ngoài, mở rộng lắng nghe thế giới nội tâm. Ít quan tâm sắp xếp đời sống vật chất và giải phóng tâm hồn được sống theo cảm xúc bản năng nhất. Duy có thói quen thưởng thức cà phê là Beethoven luôn cẩn trọng và cầu kỳ đến mức việc uống cà phê mỗi ngày trở thành chuẩn mực. Sử gia Anton Schindler - người bạn thân thiết của ông kể lại, Beethoven bắt đầu buổi sáng bằng cách chọn chính xác 60 hạt cà phê (không ít hơn, không nhiều hơn) và xay chúng để tự pha cho mình một tách cà phê ngon nhất. Cà phê gần như là năng lượng không thể thiếu trong suốt tiến trình sáng tạo của nhà soạn nhạc vĩ đại. Beethoven không xem cà phê chỉ là thức uống tỉnh táo mà là năng lượng thăng hoa sự sáng tạo, đánh thức tâm trí bên trong mình. Chính vì thế, ông thực hiện thao tác pha chế và thưởng thức cà phê như một nghi thức đặc biệt. Năm 1803, Beethoven sáng tác bản giao hưởng Eroica (Anh hùng ca) đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ sáng tạo mới. Kiệt tác Eroica được đánh giá là bản giao hưởng vĩ đại nhất mọi thời đại, âm vang tinh thần tự do và triết lý sống hướng đến hạnh phúc trường tồn. Tiếp đó, bản giao hưởng số 5 (Định mệnh), giao hưởng số 6 (Đồng quê), giao hưởng số 7 La trưởng, giao hưởng số 9 (Niềm vui), các bản sonata Bi tráng, Ánh trăng... được xem là thánh ca chạm đến trái tim công chúng. Âm nhạc của Beethoven bừng sáng niềm tin về cuộc đời, khơi dậy những cảm xúc vinh quang nhất, những khát vọng bỏng cháy nhất, khiến con người hãnh diện khi được làm người để rồi mạnh mẽ vượt mọi thử thách, bước tiếp hành trình kiến tạo những giấc mơ lớn.