VN
5
05

Tổng cộng: đ 2.950.000

đ 1.125.000
Số lượng
24
Đóng Menu
Nghề giấy thủ công xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm, từ khoảng thế kỷ thứ 3 (sau CN). Có những tài liệu lịch sử đã ghi chép về việc các thương nhân La Mã đã mua được hàng vạn tờ giấy hương mật của người Giao Chỉ; trong sách “Thập dị kí” của Vương Gia người Trung Quốc cũng cho biết: người Giao Chỉ đã biết làm giấy từ rong rêu lấy từ lòng biển, gọi tên là giấy Trắc Lí… từ thế kỷ thứ 4. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể thấy giấy dó, giấy sắc phong, giấy điệp… là những loại giấy thủ công vẫn còn được bảo tồn và phát triển tại Việt Nam.​
Một tác phẩm quạt giấy trúc chỉ

 

Tranh Trúc chỉ & nghệ thuật giấy Việt Nam

Nghệ thuật Trúc chỉ  một loại hình nghệ thuật mới của Việt Nam. Trúc chỉ được chế tác bằng cách kết hợp nghề giấy thủ công truyền thống đã  từ hàng nghìn năm ở Việt Nam  nguyên  của nghệ thuật Đồ họa do Họa sỹ Phan Hải Bằnggiảng viên ĐH Nghệ thuậtHuế cùng cộng sự nghiên cứusáng tạo nên từ năm 2000.

Nghệ thuật Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật mới của Việt Nam. Trúc chỉ được chế tác bằng cách kết hợp nghề giấy thủ công truyền thống đã có từ hàng nghìn năm ở Việt Nam và nguyên lý của nghệ thuật Đồ họa do Họa sỹ Phan Hải Bằng, giảng viên ĐH Nghệ thuật, Huế cùng cộng sự 

nghiên cứu, sáng tạo nên từ năm 2000.

Trúc chỉ xuất phát từ ý niệm: làm cho Giấy có thêm khả năng: thoát khỏi thân phận làm nền để trở thành một tác phẩm độc lập.

 Nếu như Washi (Hòa chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của ngưởi Nhật, Hanji (Hàn chỉ) là từ để chỉ giấy thủ công của người Hàn quốc

 (không chỉ cụ thể một loại nguyên liệu nào), thì Trúc Chỉ là từ để định danh một loại hình giấy- nghệ- thuật, nghệ- thuật- giấy mới 

của người Việt. Từ đây, Trúc Chỉ là tên gọi định danh với ý nghĩa: Trúc nghĩa là “tre”, “trúc”, biểu tượng cho văn hóa, tinh thần người Việt; còn “Chỉ” là giấy. Thuật ngữ kỹ thuật “trucchigraphy” đã ra đời từ ý nghĩa đó và duy nhất có ở Việt Nam.

Quy trình tạo tác Tranh trúc chỉ

Đồ họa Trúc Chỉ/ trucchigraphy là sự kết hợp, ứng biến trên 3 yếu tố:​

– Quy trình làm giấy thủ công truyền thống.​

– Kỹ thuật tạo áp lực nước trên giấy​

– Các nguyên lý của nghệ thuật đồ họa (nguyên lý của kỹ thuật in khắc kim loại/ etching) được Họa sĩ Phan Hải Bằng và cộng sự nghiên cứu, tiếp biến và sáng tạo trong quá trình làm việc, thể nghiệm… từ năm 2000 đến nay.​

Nguyên lý đồ họa Trúc Chỉ là sử dụng áp lực nước để bóc đi từng lớp lớp bột giấy để tạo nên các độ dày mỏng, tương ứng với các sắc độ cho tác phẩm Trúc chỉ khi tương tác với ánh sáng. Đây chính là điều làm nên sự khác biệt, đặc trưng của các tác phẩm đồ-họa-giấy mà trước nay chỉ mới có được ở Trúc Chỉ

Một bức tranh trúc chỉ hoàn thiện,  tác phẩm đồ-họa-giấy mà trước nay chỉ mới có được ở Trúc Chỉ​​

Bộ sưu tập “Huế trong lòng Huế

Bộ sưu tập Trúc chỉ trưng bày tại triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt” có chủ đề “Huế trong lòng Huế” với mong muốn thông qua nghệ thuật sắp đặt để giới thiệu với du khách muôn nơi về cố đô Huế, miền đất di sản với những giá trị truyền thống và nghệ thuật đương đại.​

Bộ sưu tập “Huế trong lòng Huế” trưng bày tại triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt”
Bộ sưu tập “Huế trong lòng Huế” trưng bày tại triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt”

Các tác phẩm:

  • Liên hoa hồ tịnh
  • Cửu đình hội
  • Xuân hồng
  • Tâm không
  • Đối cảnh thiền
  • Sanh

Triển lãm “Vẻ đẹp của Làng nghề Việt”
Tinh hoa truyền thống – Cảm hứng tương lai
Thời gian: 15/5 – 15/6/2022
Theo dõi thông tin tại fanpage Bảo tàng Thế giới Cà phê để biết thêm thông tin về triển lãm.