Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc gia xuyên lục địa Âu - Á. Việc uống cà phê lan rộng khắp thế giới Hồi giáo vào thế kỷ 16. Từ Hijaz đến Cairo, Syria và Istanbul. Cây cà phê lần đầu tiên được trồng thương mại ở Yemen, được du nhập vào đó từ các khu rừng nhiệt đới của Ethiopia nơi nó mọc hoang dã. Trong một thời gian dài người Yemen đã độc quyền thế giới về xuất khẩu hạt cà phê, bằng cách cố tình phá hủy khả năng nảy mầm của chúng. Trong gần một thế kỷ (1538–1636), đế chế Ottoman đã kiểm soát vùng ven biển phía nam của Yemen, đặc biệt là cảng cà phê nổi tiếng Mocha. Vào thế kỷ 18, Ai Cập là tỉnh giàu nhất của đế chế Ottoman và mặt hàng chính mà họ buôn bán là cà phê Yemen. Các thương gia Cairo chịu trách nhiệm vận chuyển nó từ Yemen đến các thị trường ở thế giới Hồi giáo. Chẳng bao lâu, các quán cà phê lan rộng khắp Istanbul và thậm chí đến các thị trấn nhỏ ở Anatolia.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, các hạt cà phê được xay mịn, sau đó bột cà phê này sẽ được đun sôi trên bếp cát trong những ấm nhỏ bằng đồng nguyên chất hoặc đồng thau gọi là ‘cezve’. Cà phê của người Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt ở chỗ họ sẽ không lược bã, như thế phần bã cà phê lắng dưới đáy cốc và có nghĩa là chúng ta sẽ uống cà phê với cả bã
Mặc dù thế kỷ trước đã chứng kiến trà trở nên phổ biến và trở thành thức uống nóng phổ biến nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, cà phê vẫn giữ được mối liên hệ văn hóa sâu sắc. Người ta vẫn ưa chuộng một tách cà phê Thổ Nhĩ Kỳ truyền thống đậm đà, thấm đẫm nghi lễ và lịch sử đến mức nó đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013.
Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ có thể được pha chế theo kiểu sade (thường), az şekerli (hơi ngọt), orta şekerli (ngọt vừa) hoặc şekerli (ngọt).