
Ấm nấu trà bằng đồng, có tên gọi là “Samovar”. Kích thước 42x26cm. Thân tròn phình to, nơi có thiết kế để chứa nước, ở giữa thân ấm là ống hình trụ để bỏ than vào tạo nhiệt; đế hình vuông có 4 chân, bên trên samovar có đặt ấm trà nhỏ để hâm nóng.
Từ Sa-mo-var theo nghĩa đen có nghĩa là tự đun sôi. Đây là dụng cụ để đun nước trà không thể thiếu trong văn hóa Nga trong nhiều thế kỷ. Giờ đây, Samovar không chỉ là thiết bị để đun sôi nước mà những vật phẩm tuyệt đẹp này thể hiện sự hợp nhất thực sự của nghệ thuật và thủ công và thường được sử dụng như những yếu tố trang trí độc đáo, thêm nét quyến gợi nhớ đến sự khéo léo mộc mạc của thời xa xưa, cùng ngồi thưởng thức trà nóng bên bàn gỗ cùng gia đình và tách trà được sẵn sàng cho người đam mê trà thưởng lãm. Câu chuyện bắt nguồn từ năm 1778, khi ở Tula, trên phố Shtykov, anh em nhà Lisitsyn đã chế tạo một chiếc samovar trong viện samovar đầu tiên. Hai anh em làm việc trong xưởng do cha họ Fyodor Lisitsyn làm giám đốc. Hai anh em đã không làm việc một mình được lâu, vì được biết rằng vào năm 1803, 26 người đã làm việc trong xưởng, tức là xưởng đạt đến trạng thái của một công xưởng. Sau này người ta nhìn thấy lợi nhuận từ nghề sản xuất samovar nên đã có rất nhiều xưởng sản xuất được hình thành tại Nga. Đến những năm 50 của thế kỷ 20 người ta đã sản xuất ra ấm samovar điện, dần thay thế ấm samovar bằng than. Hiện nay có 1 Bảo tàng Tula Samovar tại Điện Kremlin Tula, Nga - Nơi hội tụ muôn vàn các loại Samovar với chất liệu và hình dạng khác nhau qua các thời kỳ. Hoàn thành 1 ấm samovar có rất nhiều công đoạn và ít nhất qua tay 7 người thợ thủ công có chuyên môn cao. Người Nga có câu "Ở đâu có trà samovar, ở đó có thiên đường dưới cây vân sam".