
Nón lá cọ của Đức, nón này được người Đức mua từ Trung Hoa mang về sử dụng hằng
ngày, thường thì những người đàn ông đội nhiều. Việc sử dụng nón cũng là một thói quen với người lao động ngoài trời không
có nón người ta không chịu được với cái nắng gắt, vì vậy với chiếc nón lá cọ là
lựa chọn hàng đầu cho nhà nông, vì bản thân chất liệu lá cọ rất mát, mau khô
khi bị đổ mồ hôi. Tuy nhiên làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa
độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng
thì lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn
còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu
xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng qui trình. Sấy
khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải
phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng
gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng.
Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).
Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón, Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường
là đàn ông làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính
rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng
tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn
thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp
nhọn hoặc tròn tùy kiểu dáng. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay
không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch. Khi xây lá lợp lá, người thợ
phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp hay xô lệch
để nón đạt được sự thanh và mỏng. Công đoạn làm nón tưởng chừng dễ dàng, nhưng
phải nhờ bàn tay khéo léo của các thợ chuyên nghiệp mới cho ra những sản phẩm đẹp,
bền như nón này.