Khi nhắc đến trà đạo chúng ta không thể nào bỏ qua trà đạo Trung Quốc. Trà được đưa vào trong thơ ca, nhạc họa và đã trở thành một thức uống quen thuộc không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Trung Hoa. Họ xem thưởng trà như một cách để cảm nhận vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.“Tĩnh lặng, hài hòa, trung thực” chính là những từ dùng để miêu tả cho nét văn hóa nghệ thuật trà đạo Trung Quốc. Sự tĩnh lặng, thanh thản của vẻ bề ngoài hay nét lặng yên bên trong tâm hồn của con người đó chính là những gì trà đạo mang đến cho người thưởng thức trà.
Trà đạo Trung Hoa được coi là một trạng thái đỉnh cao của hư không và là thước để đo độ tĩnh tâm. Tâm tĩnh thì thưởng trà mới ngon. “Tâm” được thể hiện ở từng công đoạn pha trà từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến pha chế, người pha cần phải thật sự tâm huyết để có được một ấm trà ngon trọn vị và người thưởng trà sẽ cảm nhận được sự tinh tế và thanh mát trong từng ngụm trà. Khi cái tâm của người pha trà đạo không tĩnh họ sẽ pha ra chén trà thiếu mất đi sự tinh tế và chỉn chu. Vì vậy, trong lòng phải sáng tỏ không có vướng bận chuyện gì và phải thật tĩnh lặng thì mới pha tách trà thanh khiết nhất. Cũng giống như trà đạo Nhật Bản, lễ nghi thưởng trà là điều không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với văn hoá trà đạo của người Trung Hoa. Lúc đầu, trà đạo Trung Hoa chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, nhưng hiện nay trà đạo đã trở thành một nét văn hóa nghệ thuật của người Trung Quốc. Mọi người cần đến sự yên tĩnh, hòa hợp với thiên nhiên, muốn tịnh tâm để suy nghĩ về cuộc sống, quan sát những sự vật diễn ra xung quanh trong một không gian nhẹ nhàng, thanh thản thì trà đạo là một giải pháp hợp lí nhất. Mỗi ngụm trà thưởng thức đều có vị đắng sau đó để lại vị ngọt thanh như cuộc sống hàng ngày. Trà đạo giúp cho mọi người trở nên điềm tĩnh, cẩn thận hơn cũng như giúp mọi việc được xử lý nhẹ nhàng, đơn giản và chỉn chu hơn bao giờ hết.
Chinese teapot
The Chinese tea ceremony must be taken into account while discussing tea rituals. Tea has made its way into Chinese literature and music, becoming an integral part of the country’s culture and psyche. They believe that drinking tea is the best way to appreciate life’s simple elegance. As a way to define the Chinese art and culture of tea, the terms “silence, peace, and honesty” are often employed. The stillness and serenity of the outside or the inner silence of the human soul is what the tea ceremony brings to the tea drinker.
The Chinese tea ceremony is considered to be the pinnacle of nothingness and the yardstick for measuring peace of mind. You can enjoy the new delicious tea only when you clear your mind. The brewer needs to be particularly eager to achieve a full-flavor teapot (Tâm), and the drinker will sense the complexity, because “mind” is displayed in each stage of the tea brewing process, from preparation of the materials to preparation. and refreshing with each cup of tea. When the tea maker’s thoughts are racing, the resulting brew lacks finesse and honesty. Making the best cup of tea requires you to be calm, have no worries, and have a clear head. There is no Chinese tea culture without the tea ceremony, just as there is no Japanese tea culture without the tea ceremony. Chinese tea culture places a high value on the tea ceremony for the same reasons as the Japanese do. Each individual need a sense of tranquility, harmony with nature, the desire for inner peace in order to reflect on their lives, to ponder the little things that add up to a big picture, and to systematically analyze the big picture. The bitterness of the tea is followed by a pleasant sweetness, much like regular life. The ritual of making and drinking tea has been shown to have a number of positive effects, including a calming effect on participants and an increase in their attentiveness and concern.