Hồn Nước
“Nước khởi nguồn của cuộc sống”
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không vô tận. Hơn 70% diện tích của trái đất là nước, lượng nước trên trái đất khoảng 1.38 tỷ km3 và nước chiếm ¾ trọng lượng cơ thể.
Nước trong tiềm thức con người có ý nghĩa rất quan trọng. Những ý nghĩa tượng trưng của nước có thể quy về ba chủ đề: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh. Từ cổ xưa các nhà Triết học đã đưa ra luận điểm nước là một trong 4 nguyên tố cấu tạo lên vật chất. Trong đó phải kể đến nhà Nhà triết học Hy Lạp Empedocles.
Theo triết học Phương Đông, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là Thủy (nước), Mộc (cây), Hỏa (lửa) Kim (kim loại), Thổ (đất).
Nước được coi là biểu tượng phổ biến về sự phì nhiêu và khả năng sinh sản dồi dào. Người Việt Nam xem nước là của trời làm ra thóc lúa làm ra của cải. Họ rất coi trọng chức năng tái sinh của nước, đối với họ, nước là vị thuốc và là đồ uống trường sinh bất tử. Việt Nam có câu “nhất nước – nhì phân – tam cần – từ giống”, qua đó chúng ta thấy được vai trò của nước hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trồng trọt như lúa gạo và cây cà phê. Theo thống kê thì đối với cây cà phê 1 năm tuổi cần khoảng 120 lít nước/gốc, cây cà phê năm 2 cần 240 lít nước/gốc và năm 3 là 320 lít nước/gốc.
Nước gắn liền đời sống của con người, từ lúc sinh ra cho lúc về với đất mẹ. Tại Tây Nguyên, đồng dân tộc Êđê có lễ đặt tên con. Khi đứa con ra đời phải có hai bà đỡ. Một là bà đỡ lưng cho người đẻ (pê giang). Hai là bà đón thai ra, bế hài nhi (mạ bôi). Ba mạ bôi có vai trò rất quan trọng trong việc đuổi tà ma bảo vệ cho đứa trẻ, đặc biệt đặt tên cho đứa trẻ. Khi đứa trẻ ra đời bà nói ngay: Kao dê! Kao dê!”(Của tôi! Của tôi). Tức là đứa bé đã có chủ để thần Dang Bơ-riêng (Thần Ác), không làm gì được.
Đứa bé ra đời được một ngày thì gia đình làm lễ Pơ-răp Dun (lễ nhập hồn, đặt tên). Trước khi tiến hành lễ người ta làm một lễ cúng Yang hah Buê (thần Thiện để che chở sinh mệnh cho đứa trẻ và người mẹ). Trong lễ cúng ngoài các vật dụng tâm linh Người Êđê chuẩn bị một chén bằng đồng đựng nước sương sớm hứng từ lá cà phê. Giọt sương được coi là hiện thân của linh hồn tổ tiên, sẽ nhập thân xác đứa trẻ sơ sinh chưa có linh hồn. Thầy cúng khấn xong, bà đỡ cầm quả cà chấm giọt sương để gần miệng đứa trẻ. Bà lần lượt đọc tên tổ tiên của đứa trẻ, đọc tới tên nào mà đứa trẻ thè lưỡi ra liếm, tức là đã bằng lòng nhận tên đó.
Nguồn nước là sống còn vì vậy Nguồn nước cũng là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh sắc tộc và giữa các quốc gia với nhau. Ước tính 330 triệu người, 1/4 dân, đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới (WB) về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu tới nguồn nước và phát triển kinh tế chỉ ra rằng, nguồn nước khan hiếm hoặc không ổn định làm giảm tăng trưởng kinh tế, dẫn đến phong trào di cư và nguyên nhân của nhiều vụ xung đột hay nội chiến.
Sử sách ghi lại, một trong những cuộc chiến liên quan đến nguồn nước lần đầu tiên xảy ra khoảng 4.500 năm trước đây, khi đất nước Lagash – nằm giữa sông Tigris và Euphrates ở Iraq ngày nay – tranh chấp nguồn nước với quốc gia láng giềng Umma. Cạnh tranh về nguồn nước cũng gây ra các vụ bạo động ở Trung Quốc cổ đại và bất ổn chính trị tại Ai Cập thời đại các vua Pharaon.
“Nước” không chỉ là “Nước” mà nước có năng lực có tâm hồn riêng của mình. Nước là biểu tượng của những năng lượng vô thức, của những sức mạnh không định hình của tâm hồn, của những động cơ thầm kín và không cảm nhận thấy.
Tiến sĩ Masaru Emoto, Chủ tịch của Hội Hado Quốc tế – International Hado Membership gọi tắt là IHM đã làm thí nghiệm, Nước được nhỏ vào 100 chiếc đĩa và để vào một máy ướp lạnh trong 2 giờ đồng hồ. Sau đó các tinh thể nước đóng băng được đặt dưới một kính hiển vi để chụp ảnh chóp của nước đá với độ phóng đại từ 200 đến 500 lần. Vào lúc ngay trước khi nó tan trở lại thành nước (do tăng nhiệt độ giữa -5°C và 0°C) nó tạo thành một hình y hệt như chữ “Nước” trong tiếng Hán. Có thể là con người thời cổ đại đã biết điều này và tạo ra chữ “Nước” trong tiếng Hán dựa trên thông tin này? Điều này rất đáng để cho chúng ta nghiên cứu lại nguyên từ học của chữ Hán.
Nước biết nghe nhạc. Tinh thể nước đóng băng sau khi được nghe bản Pastorale – khúc nhạc đồng quê, một trong những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất của Beethoven. Trông nó sáng chói, mới mẻ và vui tươi. Tinh thể tuyệt đẹp này chứng tỏ rằng bản nhạc hay có ảnh hưởng tích cực đến nước. Tinh thể đóng băng sau khi nghe bản “Farewell Song” – “Bài hát chia tay” của Chopin. Mỗi ly nước, ly cà phê sẽ có cảm nhận ngon, vui và hạnh phúc do loại nước tươi vui hạnh phúc mang lại.
Nước có cảm xúc. Ở một thí nghiệm khác sau khi cho nước xem chữ “Tình yêu/Biết ơn” đã phát hiện đây là tinh thể tuyệt đẹp. Thực sự là không có gì quan trọng hơn tình yêu và lòng biết ơn trên thế giới này. Bằng cách biểu lộ tình yêu và lòng biết ơn nước ở quanh chúng ta và trong cơ thể chúng ta thay đổi rất đẹp. Tiếp theo ông dùng từ cho nước xem là: “Mày làm tao phát ốm. Tao sẽ giết mày”, đây là những từ mà thanh niên ngày nay hay dùng. Kết quả là hình dạng của tinh thể nước trở nên xấu. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta hãy đối xử tôn trọng, yêu thương và thiện lành với nhau sẽ mang lại cuộc sống hòa bình, giàu có và hạnh phúc.
Nước là văn hoá tín ngưỡng truyền thống. Đông Nam Á trong đó có Việt Nam trên nền tảng cơ sở kinh tế là nghề trồng trọt lúa nước vùng nhiệt đới. Từ nền tảng văn minh nông nghiệp này nảy sinh những cấu trúc xã hội làng xã và những kết cấu thượng tầng, những nghi lễ và lễ hội cổ truyền liên quan đến sản xuất nông nghiệp với những nét tương đồng.
Tục cúng nguồn ngước của người Người Dao Ðỏ, Tây Bắc – Việt Nam. Họ quan niệm, nước là nguồn mạch vũ trụ, liên kết các tầng thế giới, duy trì sự sống của con người. Trong sách cổ của người Dao ghi “nước được ban từ trên trời xuống mặt đất và các con sông”, bởi vậy, người Dao Ðỏ quan niệm, đáy sông là tầng thứ ba của thế giới, nơi thủy thần ngự trị. Con người khi chết, muốn được về giới tiên phải vượt qua chín suối. Vì vậy, trong ngày làm ma, cắt tang, con cháu dâng lên Om tòi (bàn thờ tổ tiên) bát nước, tẩy rửa mọi bụi bẩn cho linh hồn người chết. Người Dao Ðỏ thường làm lễ cúng thần nước ở miếu cầu thần, giữa những khu ruộng bậc thang, cách xa bản, xa miếu thờ Thành Hoàng làng, để cầu xin sự hỗ trợ của thần nước, thần đất, thần nông, phù hộ cho họ đắp đập, đưa nước về sinh hoạt, canh tác thuận lợi.
Lễ cúng Bến nước của người Tây Nguyên. Lễ cúng Bến nước là một sinh hoạt cộng đồng đậm chất văn hóa của người Tây Nguyên cầu cho nước sạch, nước trong, mang lại sức khỏe cho buôn làng. Theo phong tục, hàng năm, cứ sau khi thu hoạch mùa màng, chủ bến nước chuẩn bị các đồ lễ như: rượu cần, heo, gà… làm lễ tạ ơn thần nước đã cho gia đình và buôn làng nguồn nước sạch phục vụ đời sống; tạ ơn thần linh phù hộ cho dân làng được khỏe mạnh… Đồng thời, cầu mong thần nước tiếp tục phù hộ cho dân làng năm sau được nhiều may mắn hơn. Cộng đồng, người Tây Nguyên chọn ra những người đàn ông tài giỏi của buôn làng dựng cây nêu. Để tránh súc vật chạy qua, cây nêu sẽ được chọn dựng ở vị trí cao ráo trước nhà Rông. Một số người khác sẽ phải đi lên đầu nguồn nước để kiểm tra, đảm bảo nguồn nước trong lành sẽ chảy về làng. Trước khi tiến hành nghi lễ, từ sáng sớm, già làng sẽ đánh những hồi chuông dài báo cho buôn làng biết là sắp tổ chức lễ cúng bến nước. Bến nước hôm đó được trang hoàng với cổng chào bằng lá cây, cỏ lá dài, treo đồ vật trang trí.
Trung Nguyên tự hào phục dựng văn hóa truyền thống của bà con đồng bào Êđê sau 31 năm bị lãng quên. Ngày 20/03/2017, những Người Anh Chị Em Trung Nguyên tại M’Đrăk với tinh thần phụng sự đã tổ chức Lễ cúng bến nước truyền thống Ê-đê Đrao, giúp bà con đồng bào buôn M’Um, xã Krông Jing, huyện M’Đrăk khôi phục văn hóa truyền thống sau hơn 31 năm bị lãng quên trong sự mong mỏi và háo hức vô bờ.
“Đã hơn 31 năm nay tôi mới lại được làm nghi lễ cúng thần nước cho bà con mình. Tôi vui lắm, không làm sao nói hết. Đây là nghi lễ cầu cho tất cả buôn làng được may mắn, sức khỏe, mùa màng tươi tốt, yêu thương và đoàn kết với nhau. Tôi xin cảm ơn công ty Trung Nguyên. Mong rằng từ đây đồng bào chúng tôi sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ để những văn hóa truyền thống tốt đẹp này không bị mất đi mai một”. (chia sẻ của Y Gút Byă (tên thường gọi là Aê Dịu, Buôn M’Um) – người chủ trì nghi Lễ cúng bến nước).”
Nước là Quốc gia là Dân tộc.
Người Việt cổ sinh hoạt cộng đồng, lúc thời vụ rảnh rang, những đêm giữa thu, trăng thanh gió mát, rất thích hợp cho những sinh hoạt tập thể, cộng đồng tưng bừng rộn rịp trang trọng. Trống đồng Đông Sơn đã khắc vẽ nhiều hình ảnh hiện thực và sinh động về những ngày, những đêm hội mùa thu xa xưa. Nghi lễ hiến tế, cầu cúng thần Nước cầu mong mưa thuận cho cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu: trên những chiếc thuyền lớn có sàn cao, chở trống đồng cầu mưa, bình đồng đựng nước thiêng tượng trưng cho mưa có những người chèo lái hoá trang và vũ trang, người đánh trống, người cầm cung tên, người cầm giáo lao, có cả chó canh giữ một người bị trói và sắp bị hi sinh làm vật hiến tế cho thần Nước.
Nước là yếu tố vần xoay, chu chuyển từ suối, sông, biển, thành hơi rồi mây, mưa, mù sương và quay trở lại lòng đất để tuần hoàn. Cũng giống như con người có sinh – lão – bệnh tử luân hồi. Nước có hồn, có cảm xúc, có tâm linh. Bảo tồn và ứng xử với nước một cách thông minh, sáng suốt, tôn trọng và chuẩn mực chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.