Danh mục: Uncategorized

Bình pha cà phê (BP93)

Bình pha cà phê bằng điện, chất liệu Inox cao cấp sáng bóng, xuất xứ Italia, thân bình bầu, bên dưới nhỏ lại , có vòi mở chiết xuất ra ly, hai bên có nút nhựa màu đen để cách nhiệt khi bưng bình bằng tay, nắp bình mỏng, nút nắp thuỷ tinh. Bình chứa được 500ml nước sôi tương đương với 300gr bột cà phê mịn vì vậy chúng ta thưởng thức  cà phê loãng và nhẹ, chắc chắn một điều rằng những dụng cụ pha chế này rất nhiều người dùng, nhưng nó được dùng trong khuôn khổ là gia đình, còn các hàng quán họ sử dụng những hình thức pha chế hiện đại hơn, chiếc bình pha được sản xuất hàng loạt vào khoảng thế kỷ 18, nhờ một anh chàng người gốc Ý, thực tế những chiếc bình pha này nó khá phổ biến tại Ý, Anh và Đức.

Electric coffee machine, shiny high-class stainless steel, made in Italy, small filter body, small bottom, with open faucet to extract filter, 2 sides with black plastic buttons for insulation when holding the bottle. hand, thin cap, glass button. The 500ml container of boiling water is equivalent to 300g of fine powdered coffee for us to enjoy thin, light cups of coffee, one thing is for sure that these dispensing tools are very popular, but it is only used in the framework family. , eatery. using more modern forms of concoction, the pot was mass-produced around the 18th century, thanks to a native of Italy, in fact these brewers are quite famous in Italy, England and Germany

Máy rang cà phê – MR109

Máy rang cà phê với bộ khung to và nặng với kích thước cao 223, rộng 102 và ngang 134 cm và dài 102 cm, chiếc máy rang với nhiều linh kiện phức tạp, bao gồm, ống khói bằng kim loại màu đen, chiếc phểu chứa với đường kính 60cm, được kết nối với bộ khung mô tơ mạnh mẽ, cùng với hệ thống linh kiện máy được trang bị chắc chắn cùng nhiều bộ phận dây điện, bên dưới hoàn toàn là kim loại khối nặng, tiếp đến bên hông máy là bộ phận hứng nguyên liệu  cà phê sau khi hoàn thành việc rang cà phê để tiến hành đảo đều cà phê và làm mát, tất nhiên toàn bộ hệ thống trong máy này, sẽ cần người chuyên nghiệp mới vận hành được và bên trong hệ thống máy, hoàn toàn được trang bị một cách kỹ lưỡng và phức tạp, những nút nguồn, nút nhiệt và nút hoàn tất công đoạn đều hoàn hảo. Và chúng ta biết rằng thương hiệu máy rang cà phê Topper của Thổ Nhĩ Kỳ được nổi danh vào năm 1954 bởi tia lửa sáng chói với bộ óc kỹ thuật của Nurettin Karakundakoğlu trong một xưởng nhỏ rộng 33m². Ông Nurettin đã làm việc rất chăm chỉ để chế tạo những chiếc máy mới, nhằm giảm bớt sản xuất và nâng cao chất lượng ngay từ khi còn nhỏ và chiếc máy rang cà phê do ông phát triển đã thu hút rất nhiều sự chú ý vào thời điểm đó.

Vào thời đó, ông đã tạo ra chiếc máy xay lúa mì, cà phê …đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ với tầm nhìn xa tiên tiến của mình.

Ông được sự hỗ trợ đắc lực của vợ mình, bà Zekiye và đã sản xuất khoảng 300 chiếc máy mỗi năm trong xưởng nhỏ của mình, trong đó hầu hết vẫn hoạt động sau hơn 60 năm. Truyền thống gia đình của Toper dựa trên sự đoàn kết tuyệt vời này.

Vào những năm 1970, các thành viên của thế hệ thứ hai đều được đào tạo về kỹ thuật hoặc tham gia tích cực vào sản xuất.

Vào những năm 1980, thế hệ mới bắt đầu làm việc trong các phòng nghiên cứu của một số trường đại học và viện nghiên cứu.

Vào thời điểm đó, các sản phẩm của Toper đã thu hút sự chú ý của người dân Libya và thương hiệu Toper đã gia nhập thị trường quốc tế. Khi kinh nghiệm của ông Nurettin được kết hợp với các nghiên cứu của thế hệ mới, các sản phẩm mới được sản xuất và đưa vào thị trường Nam Tư vào đầu những năm 90.

Các sản phẩm của Toper bắt đầu được xuất khẩu sang Romania, Mỹ, Canada và Ý vào năm 1995 nhờ sự phát triển không ngừng của các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn kỹ thuật.

Sau đó, Toper đã đạt được mục tiêu rút ngắn thời gian rang xuống còn 9 phút và bắt đầu hợp tác với TÜBİTAK (Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật của Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 1997, lần đầu tiên trong lĩnh vực này.

Sau dự án TÜBİTAK thứ hai, Toper đã hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và tổ chức nghiên cứu và phát triển nhiều giấy phép.

Với thế hệ thứ ba của gia đình, được đào tạo về cơ khí, tự động hóa, tiếp thị quốc tế và phát triển kinh doanh, Toper, ngày nay, sản xuất máy chế biến cà phê hàng đầu thế giới.

Toper là một trong 8 thương hiệu chính của Ngành rang xay toàn cầu theo nhiều báo cáo phân tích ngành và ngành độc lập năm 2015.

Ánh sáng mà ông Nurettin thắp lên năm 1954 đang chiếu sáng ở 146 quốc gia ngày nay

Máy xay cà phê MX597

Máy xay cà phê của Đức, được sản xuất vào năm 1930, với chiều cao máy là 158cm, ngang 65 cm, khối lượng máy 150kg, chất liệu hoàn toàn kim loại, thân máy xay hình trụ đứng, hai bên có bệ đặt khay hứng bột cà phê, bên trên có hệ thống mô tơ chắc chắn và mạnh mẽ, được kết nối bởi hai miếng kim loại để kẹp bao bì hứng bột cà phê, bên trên cùng là 2 ống phểu bằng nhôm có nắp nhọn, dùng để chứa nguyên liệu hạt cà phê đã rang khi tiến hành xay thành bột; máy xay được bán ra thị trường quốc gia Đức với tên gọi là Shiness và được đón nhận cho các cửa hàng bán cà phê tại thành phố Hambug, lựa chọn được công suất phù hợp là rất quan trọng.

Trong quá trình thực hiện thì lưỡi xay sẽ sản sinh nhiệt độ nóng làm ảnh hưởng đến bột. Việc này sẽ làm thay đổi chất lượng thành phẩm chiết ly và có thể biến đổi một số thành phần có sẵn trong cafe. Vì vậy để đảm bảo được vẹn nguyên hương vị cà phê thì máy được trang bị thêm hệ thống làm mát như quạt và bộ tản nhiệt bên ngoài.

Các bộ phận này giúp bột cafe xay sẽ không bị vón cục dính lại với nhau, mà tơi xốp và mềm mịn nhất. Ngoài ra nó tránh làm cho motor máy hoạt động nhiều bị nóng quá mức thậm chí là cháy. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cho mọi người trong lúc máy đang thực hiện quá trình xay hạt. Máy này có hai phểu chứa hạt, và đựng tối đa 1kg/ phểu để tiến hành xay thành bột mịn với 5 phút/lần xay. Chứng tỏ công suất máy khá ổn để thực hiện việc xay mịn hoàn toàn tới xốp đạt yêu cầu cho cửa hàng hoặc quán cà phê.

Máy rang cà phê MR31

Máy rang hình cầu đầu tiên 1870- thương hiệu Probat xuất xứ Đức, nhờ sự kết hợp của  van Gülpen và von Gimborn  trong chuyên môn của mình đã sản xuất ‘Máy rang cà phê hình cầu Emmerich’, do đó bắt đầu một thời đại sản xuất cà phê mới. Vào 1884 Với việc cấp bằng sáng chế đột phá cho Kaffeeschnellröster (‘máy rang cà phê nhanh’), một kỷ nguyên đổi mới mới bắt đầu. Bằng sáng chế này rất quan trọng đối với sự phát triển mang tính cách mạng của máy rang trống. Nguyên tắc cơ bản này của trống quay dọc theo trục nằm ngang vẫn là phương pháp rang cà phê chậm phổ biến nhất được sử dụng ngày nay.

Rang cà phê là một trong những công đoạn quan trọng quyết định tới chất lượng, hương vị của ly cà phê. Rất nhiều các máy rang cà phê ra đời vào khoảng thế 19, cho phép việc loại bỏ khói hay những rủi ro trong quá trình rang thủ công như chín không đều, cháy… và tạo ra nhiều đột biến trong hương vị cà phê.  Là một trong những dòng máy rang đầu tiên dạng trống lồng cầu của hãng Probat Emmericher, có chân trụ bằng sắt chắc chắn, cao, khung máy được thiết kế chắc chắn bằng sắt, lồng rang hình cầu màu đen được gắn bởi thanh sắt. Máy rang hình trống có nắp bật liền máy, quanh thân có những nút chốt bằng sắt, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu đủ của hàng loạt cửa hàng buôn bán cà phê tại Đức.

Ly Cà Phê Hoàng Gia Pháp

Hai chiếc ly, có tên gọi ly cà phê Hoàng gia Pháp, chiếc ly có hình dáng đẹp, sang trọng và độc đáo, vì được vẻ thủ công bởi những nghệ nhân nổi tiếng người Trung Quốc, chiếc ly cà phê được thiết kế 2 hính dáng với hai hoa văn khác biệt nhau, một bên ly được vẽ hoa lá nhiều màu sắc mang ý nghĩa thiên nhiên gần gũi với con người và vô cùng xinh xắn, một bên được vẽ hình ảnh những tòa nhà sản xuất gốm tại quốc gia Trung Quốc, vô cùng ý nghĩa, kết hợp với sự tinh tế của chiếc quai cầm lạ mắt màu vàng bóng, đây là một chiếc ly cà phê hoàn hảo, nó được làm bằng sứ cao cấp từ Trung Quốc, một loại gốm sứ vô cùng đặc biệt mà không một quốc gia nào có, ngay từ 3000 năm trước, một loại nghệ thuật gốm sứ cao cấp đã đạt đến trình độ cao nhất được làm từ men sứ nổi tiếng từ thời nhà Minh, nhà Thanh, vì vậy gốm sứ trung quốc đã thu hút và mê hoặc du khách nước ngoài khi đến tham quan quốc gia Trung Quốc, với chiếc ly này có thể dùng với hai loại đồ uống, có thể dùng chứa 250ml cà phê Capuchino hoặc có thể dùng vào tiệc trà chiều thì vô cùng sang trọng và ý nghĩa. Với đường kính miệng ly 9cm cao 7cm và nó được người Trung Quốc sản xuất vào thế kỷ 19, sau khi bán ra thị trường, thì các nhà giàu có ở Pháp đã mua về sử dụng như những vật dụng quý của gia đình. Cho đến nay chiếc ly vẫn được nhiều người mê mẩn về phong cách và hoa văn trên ly vì nó quá độc đáo.

Thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 31 tháng 7 năm 2022, Bảo tàng Thế giới Cà phê và Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã tổ chức triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”. Nội dung triển lãm giúp khách tham quan có thể tìm hiểu trải nghiệm những bí ẩn về văn hóa cà phê như một cuộc “du ngoạn” qua những quốc gia, vùng lãnh thổ phương Đông từ Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Nghi lễ cà phê của người Ethiopia trong lãm Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông được phục dựng và thu hút rất nhiều khách trải nghiệm

Theo nội dung của triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”, khi nghiên cứu về lịch sử, cội nguồn, văn hóa cà phê trên khắp thế giới, Trung Nguyên Legend nhận thấy rằng: cà phê có nguồn gốc ở từ Ethiopia và phát triển, hình thành nền văn minh cà phê Ottoman (phương Đông) rồi du nhập và phát triển bởi phương Tây tạo nên nền văn minh cà phê Roman. Từ đây người phương Tây lại mang cà phê trở về phương Đông trồng trọt tạo ra những vùng nguyên liệu rộng lớn, cung ứng cho nhân loại một loại thức uống năng lượng không thể thiếu trong đời sống. Sự dịch chuyển, phát triển, rồi quay về ấy có thể đúc kết rằng: cà phê đã sinh ra, phát triển như một vòng tuần hoàn từ Đông sang Tây rồi lại quay trở về nguồn cội, tìm kiếm văn minh phương Đông.

Nhân loại đã coi phương Tây là văn minh đỉnh cao cần học hỏi, nhưng khi sự thay đổi, phát triển đạt đến một “ngưỡng” nhờ những phát minh, nhờ khoa học, bên những tách cà phê, con người lại có những cuộc hành hương âm thầm tìm về “một địa đàng đã mất”. Bằng những nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử học, các nhà khoa học, các học giả hàng đầu lại đang tìm đến những quan niệm, phong thái sống, các giá trị, ý nghĩa về đời sống Đông phương bị lãng quên, hoặc từ khi nào đó đã không có trong văn hóa, đời sống Tây phương. Và trong hoàn cảnh nào, cà phê cũng xuất hiện trong hành trình tìm kiếm đó…

 

Không gian trải nghiệm Thiền cà phê khác biệt và độc đáo

Thời gian diễn ra triển lãm Chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông” từ ngày 31/7/2022 đến 30/9/2022 nhằm đem đến hành trình khám phá những giá trị nhân văn, nhân bản của cà phê ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiêu biểu đã góp phần tạo nên nền văn minh phương Đông thiêng liêng, bí ẩn, trong đó có thành phố Buôn Ma Thuột của Tây Nguyên (Việt Nam) cùng hành trình hiện thực hóa xây dựng Thủ phủ cà phê toàn cầu của Trung Nguyên Legend.

Trong khuôn khổ thời gian diễn ra triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông” du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm văn hóa cà phê của nhiều quốc gia như: Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản…. mà đặc biệt nhất là Việt Nam. Điểm nhấn trong triển lãm là khu trưng bày Thiền cà phê hội tụ tinh hoa các triết lý, lối sống trong văn hóa phương Đông do Trung Nguyên Legend sáng tạo và du khách có thể trải nghiệm hàng tuần. Tại Lễ khai mạc triển lãm Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Linh Nga Niê Kđăm chia sẻ: “Với không gian sắp đặt, trưng bày triển lãm mở khách tham quan không chỉ được nghe, nhìn mà còn có thể tương tác chạm để tìm hiểu về nội dung triển lãm. Điều đặc biệt là khách tham quan luôn tìm thấy sự mới mẻ, khác biệt. Các hoạt động trải nghiệm như

nghi lễ cà phê của người Ethiopia, Thiền cà phê tại triển lãm thu hút rất nhiều khách quan tâm vì sự mới mẻ, độc đáo”.

Một góc trưng bày về Cà phê Nhật Bản tại triển lãm “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”

Ngoài bộ sưu tập hàng nghìn hiện vật giá trị giúp du khách có thể tìm hiểu được lịch sử cà phê từ khi cà phê được tìm thấy khoảng thế kỷ thứ 9 đến hiện tại, Bảo tàng thế giới Cà phê luôn tổ chức định kỳ các triển lãm chuyên đề về cà phê được giới chuyên gia đánh giá cao. Tiêu biểu có thể kể đến như: “Lịch sử Cà phê thế giới”; “Cà phê: thần dược cho não – thần dược cho sáng tạo”; “Cà phê – Năng lượng của nền kinh tế tri thức”; “Cà phê – năng lượng của tinh thần chiến binh”; “Cà phê – Hành trình khám phá những giá trị nhân văn”; “Cà phê – năng lượng sáng tạo của nghệ thuật”,… Không chỉ giới thiệu về lịch sử cà phê thế giới mà tại đây còn có nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật thường niên giúp bảo tàng trở thành trung tâm sáng tạo, phát triển văn hóa cộng đồng của Tây Nguyên dành cho mọi lứa tuổi với nhiều hoạt động bất ngờ, thú vị như: lễ dâng cúng cà phê của người Ê-đê bản địa;…được phục dựng; show nghệ thuật trình diễn pha chế ba nền văn minh cà phê với công nghệ 3D mapping; vở vũ kịch “Chuyện kể 3 nền văn minh cà phê” được rất nhiều du khách tới Buôn Ma Thuột tham gia trải nghiệm vì sự độc đáo, khác biệt, duy nhất trên thế giới.

Vào đầu năm 2022, tạp chí hàng đầu thế giới National Geographic ca ngợi Bảo tàng Thế giới Cà phê trên chuyên trang du lịch tiếng Tây Ban Nha với thông điệp “nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê”. Đây không phải lần đầu tiên Bảo tàng Thế giới Cà phê được các hãng thông tấn quốc tế ca ngợi. Kể từ khi khai trương đón khách vào cuối năm 2018, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã được hàng chục kênh truyền thông quốc tế, uy tín trên thế giới nói là: “Là bảo tàng sống lớn nhất – sống động và độc đáo nhất” (AP); “Là 6/17 đến tốt nhất khi tới Việt Nam” (Tạp chí du lịch của Anh, Wanderlust); ART TV (truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ)… Thông tin thêm về triển lãm “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông” vui lòng xem tại:

 

Thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 14 tháng 11 năm 2022 – Bảo tàng Thế giới Cà phê chính thức giới thiệu triển lãm “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức” và thu hút nhiều nhà thiết kế, nghệ sĩ đương đại tên tuổi tham gia cùng những bộ sưu tập đặc sắc, giúp khách tham quan trải nghiệm về “mặc tỉnh thức” theo quan điểm của Trung Nguyên Legend trong việc tôn vinh tinh hoa văn hóa bản địa, tối ưu, tối giản và hài hòa với môi trường tự nhiên.

Tìm về lối sống tỉnh thức

Bảo tàng Thế giới Cà phê tổ chức Triển lãm “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức” từ 14/11/2022 đến tháng 1/2023

 

Qua quá trình học hỏi từ các giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, Trung Nguyên Legend nhận thấy, hàng nghìn năm trước, con người đã biết tạo dựng, thấu hiểu về “tỉnh thức” qua lối sống theo tư duy Bền vững – Xanh – Bản sắc. Có thể hiểu Lối sống tỉnh thức là sự rõ biết, tập trung vào sự hài hòa, bền vững giữa con người với con người, con người với tự nhiên, tôn tạo văn minh – văn hóa bản địa và dễ nhận thấy nhất trong Lối ăn – Cách mặc – Nếp ở với những cách ứng xử với môi trường, cộng đồng, xã hội…

Nhiều năm qua, Trung Nguyên Legend đã khởi xướng, lan tỏa về Lối sống tỉnh thức tập trung vào làm giàu Thân – Tâm – Trí của con người, góp phần tạo dựng cộng đồng theo lối sống văn minh, bản sắc và nhận được sự đồng hành, ủng hộ của nhiều chuyên gia, giới học giả, trí thức. Có thể kể đến như triển lãm chuyên đề “Cà phê & lối sống tỉnh thức” (3/2021); Hành trình trải nghiệm lối sống tỉnh thức (3/2022); Tỉnh thức là có thể (6/2022)… Các chương trình này đã nhận được sự hợp tác của nhiều Nhà thiết kế, các nghệ sĩ

nổi tiếng trong và ngoài nước đóng góp nhiều mẫu thiết kế thể hiện được tinh thần Tỉnh thức trong tư duy chuyên môn, việc lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu; đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, cùng tạo dựng lối sống tỉnh thức.

Đặc biệt, nhằm giúp cộng đồng có thể thực hành lối sống tỉnh thức, Trung Nguyên Legend đã tổ chức chuỗi hoạt động “Tìm về lối sống tỉnh thức” tại Bảo tàng Thế giới Cà phê và khu đô thị Thành phố Cà phê với nhiều hoạt động ý nghĩa như: nghe rượu vang kể chuyện, trải nghiệm nghệ thuật cắm hoa Ikebana, gói bánh chưng xanh, Lễ dựng nêu đón Tết, hội thi ủ rượu cần và Tết trồng cây thường niên… “Khi thực hành cắm hoa Ikebana, tôi cầm một cành hoa, một ngọn lá và ngắm nghía chúng, chọn một góc đẹp nhất giúp chúng toả sáng, khoe sắc và tôi cảm nhận được sự kết nối giữa hoa lá cỏ cây với tâm hồn mình. Tôi nghĩ đấy chính là thực hành lối sống tỉnh thức” – chị Mỹ Lệ tại Buôn Ma Thuột chia sẻ.

Kể chuyện mặc tỉnh thức

Một góc trưng bày tại triển lãm với các sản phẩm ứng dụng được vẽ hoạ tiết thủ công trên các hoa văn truyền thống

Nhằm tiếp nối sự thành công của chuỗi hoạt động Tìm về lối sống tỉnh thức, Bảo tàng Thế giới Cà phê, Trung Nguyên Legend tiếp tục giới thiệu triển lãm “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức”. Triển lãm được chính thức khai mạc vào ngày 14/11/2022 và kéo dài tới tháng 1/2023. Triển lãm có sự tham gia của các nhà thiết kế, các nghệ sĩ và nhiều thương hiệu tên tuổi như: NTK Vũ Thảo – nhà sáng lập Kilomet 109; NTK Ngô Hoàng Kha – nhà sáng lập Khaar; KIM+Я; NTK Vũ Tá Linh; NTK Vũ Nhật Đăng Khoa; Shinesium, Timtay; Hoạ sĩ La Quốc Bảo; Lụa tơ vàng…

Khi tham quan triển lãm, ngoài việc được trải nghiệm các bộ sưu tập của các nghệ sĩ, nhà thiết kế, tại triển lãm, khách tham quan cũng được tìm hiểu về cách Ăn Mặc đã góp phần tạo lập lối sống của con

người trong tiến trình phát triển chung về văn hóa, xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Thông qua triển lãm, khách tham quan cũng được trải nghiệm về “mặc tỉnh thức” theo quan điểm của Trung Nguyên Legend trong việc tôn vinh tinh hoa văn hóa bản địa, tối ưu, tối giản và hài hòa với môi trường tự nhiên.

Hoạ sĩ, chuyên gia văn hóa độc lập La Quốc Bảo chia sẻ: “Nội dung của triển lãm rất sâu, không chỉ bao hàm về sản phẩm về thời trang mà cao hơn còn là những giá trị về văn hóa, tinh thần, lối sống. Các đơn vị, các nhà thiết kế, các bộ sưu tập, hiện vật tham gia triển lãm cũng thể hiện rất rõ về việc không chỉ là sản phẩm mà trong đó có những triết lý sống, giá trị về lịch sử, văn hoá. Trung Nguyên Legend đã khởi xướng hành trình các hoạt động xây dựng Lối sống tỉnh thức rất dài lâu và có thể nhận thấy, Trung Nguyên Legend đang cố gắng cung ứng một lối sống dành cho cộng đồng”.

Triển lãm chuyên đề “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức” là một trong chuỗi hoạt động để kỷ niệm 4 năm Bảo tàng Thế giới Cà phê chính thức khai trương hoạt động. Được định vị là một Bảo tàng của tương lai, đem đến những trải nghiệm Sống – Mở – Tương tác cho cộng đồng yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới, những chương trình triển lãm chuyên đề cùng các hoạt động quảng bá văn hóa bản địa của Bảo tàng Thế giới Cà phê đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu là góp phần định vị Buôn Ma Thuột trở thành “Thủ phủ cà phê toàn cầu”, Đắk Lắk trở thành “Điểm đến của cà phê thế giới”.

Bình pha cà phê Siphon

Câu chuyện về chiếc siphon bắt đầu với một vài người đã chán ngấy cà phê pha thông thường, một phiên bản ban đầu của nó có thể được bắt nguồn từ một người đàn ông được gọi là Loeff của Berlin vào đầu những năm 1900. Cà phê Syphon sau đó lan rộng khắp châu Âu, minh chứng cho phong cách thưởng thức mới từ đó.

Vô số bằng sáng chế đã được nộp để cải tiến thiết bị gốc, nhưng đáng chú ý nhất trong số này là thiết kế năm 1841 của Madame Vassieux. Với đặc điểm trang trí là “quả bóng kiểu Pháp”, nó có hình thức rất giống với các syphon mà chúng ta sử dụng ngày nay. Syphon cân bằng là một phát triển quan trọng khác, cũng bắt nguồn từ giữa thế kỷ XIX. Nó hoạt động theo nguyên tắc giống như thiết kế khinh khí cầu của Pháp, nhưng có một điểm độc đáo là nó tự dập tắt ngọn lửa của bình cồn bên dưới. Hai khoang của syphon cân bằng nằm cạnh nhau và khi nước được chuyển từ bình này sang bình khác, một hệ thống cân bằng dựa trên cơ cấu đối trọng hoặc lò xo được kích hoạt bằng sự thay đổi trọng lượng. Điều này lần lượt kích hoạt việc dập tắt bình cồn bên dưới. Vào cuối thế kỷ XIX, syphon đã đến Mỹ. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX, nó mới được sản xuất ở đó với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau- nhưng nguyên lý hoạt động hoàn toàn giống nhau.

The story of the siphon started with some people who were tired of regular brewed coffee, the first version of this coffee can be traced back to a man named Loeff in Berlin in the early 1900s. Then Siphon coffee spread throughout Europe, a testament to how delicious the drink was.

Many patents have been filed to improve the original device, but the most notable of these is an 1841 design by Madame Vassieux. With a “French ball” decoration, it had a very similar appearance to the straws we use today. The balance siphon is another important development, also dating back to the mid-19th century. It works on the same principle as the French hot air balloon design, but has a unique feature that it extinguishes the flame of the alcohol tank below. The two chambers of the balance syphon are next to each other, and as water is transferred from one vessel to another, a balance system based on a counterweight or spring is activated by the change in weight. This in turn activates the process of extinguishing the alcohol reservoir below. At the end of the 19th century, siphons came to America. However, it was not until the beginning of the 20th century that it was produced there in a variety of colors and designs – but the principle of operation was exactly the same.