Danh mục: Câu chuyện hiện vật

Violon cà phê

Cây đàn violon được nghệ sĩ Nguyễn Trường làm từ gốc cà phê. Nghệ sĩ Nguyễn Trường người nổi tiếng với cây đàn violon tre đi vào kỷ lục Việt Nam nay lại tiếp tục sáng tạo ra một cây đàn violon độc đáo khác làm từ gốc cà phê. Cây đàn “độc nhất vô nhị” này đã tạo sức hút ngay giữa thềm Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột Đắk Lắk.

Cũng bởi tình yêu sâu sắc với các nhạc cụ dân tộc nên thầy Trường đã ấp ủ ý định chế tác ra một nhạc cụ vừa hiện đại vừa gần gũi với vùng đất và con người của Tây Nguyên. Bước ngoặt trên con đường chế tác nhạc cụ của thầy Trường là vào năm 2018. Đó là thời điểm thầy mà thầy Trường không còn đứng trên giảng đường mà nghỉ hưu theo chế độ. “Sau khi về hưu, tôi đã dành nhiều thời gian cho những chuyến dã ngoại và tìm hiểu văn hóa của các buôn làng ở Tây Nguyên. Tôi được đi đây, đi đó, được gặp bàn bè, người thân, khám phá những thứ rất gần gũi trong cuộc sống đời thường. Lúc này thì khả năng sáng tạo âm nhạc trong tôi mới thực sự bộc phát” – thầy Trường cho biết.

Một ngày, thầy Trường có dịp đến thăm gia đình người bạn có nhiều thế hệ gắn bó với cây cà phê ở huyện Krông Pắk. Lúc này, những câu chuyện từ thời người Pháp lập nên những đồn điền về cây cà phê cho đến tận ngày nay đã cuốn hút thầy Trường lúc nào không hay. Ngay lập tức, thầy Trường nghĩ ngay đến việc sáng tạo ra một dụng cụ âm nhạc gì đó bằng gốc cà phê.

Khi vừa nhen nhóm ý định, người bạn của thầy Trường liền vào trong nhà mang ra một gốc cà phê lâu đời để tặng cho ông. Theo thầy Trường, giá trị gốc cà phê không cao nhưng đây là vật kỷ niệm gia đình bạn thầy giữ lại sau khi đã tái canh giống cà phê cũ bằng giống mới.

Trên đường trở về nhà, thầy Trường luôn trăn trở suy nghĩ làm sao biến gốc cà phê “vô tri vô giác”, thứ mà mọi người thường cho vào lò đốt than trở thành dụng cụ âm nhạc.Chia sẻ về sự độc đáo của cây đàn, thầy Trường cho hay, âm thanh từ cây đàn violon bằng gốc cà phê phát ra rất đậm chất mộc của loại cây đặc trưng nhất vùng Tây Nguyên.Về tính năng, violon cà phê có thể diễn tấu được mọi cung bậc của âm thanh và có thể thoả mãn mọi nhu cầu về diễn tấu của một nhạc công chuyên nghiệp.

Coffee violin

The violin was crafted by artist Nguyen Truong, made from coffee roots. Artist Nguyen Truong, who is famous for his bamboo violin that set a Vietnamese record, continues to create another unique violin made from coffee roots. This “unique” guitar has created attraction right in the middle of the Buon Ma Thuot Dak Lak Coffee Festival.

 

Because of his deep love for traditional musical instruments, Mr. Truong cherished the idea of ​​creating a musical instrument that is both modern and close to the land and people of the Central Highlands. The turning point in Mr. Truong’s path to making musical instruments was in 2018. That was the time when Mr. Truong no longer stood in the lecture hall but retired according to the regime. “After retiring, I spent a lot of time going on picnics and learning about the culture of the villages in the Central Highlands. I was able to go here and there, meet friends and relatives, and explore new things. very close in everyday life. At this time, my musical creativity really broke out” – Mr. Truong said.

One day, Mr. Truong had the opportunity to visit a friend’s family who had many generations of attachment to coffee trees in Krong Pak district. At this time, stories from the time when the French established coffee plantations until today have fascinated Mr. Truong without realizing it. Immediately, Mr. Truong immediately thought of creating a musical instrument using a coffee stem.

As soon as the idea was rekindled, Mr. Truong’s friend immediately went into the house and brought out an old coffee tree to give to him. According to Mr. Truong, the value of the coffee root is not high, but this is a souvenir that his friend’s family kept after replanting the old coffee variety with a new one.

On the way back home, Mr. Truong was always thinking about how to turn the “inanimate” coffee stump, which people often put into a charcoal burner, into a musical instrument. Sharing about the uniqueness of According to Mr. Truong, the sound emitted from the coffee tree violin is very rich in the rustic character of the most typical tree in the Central Highlands. In terms of features, the coffee violin can perform all levels of music. sound and can satisfy all the performance needs of a professional musician.

Đàn đá

Đàn đá của các dân tộc ở Tây Nguyên là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ thô sơ nhất của loài người. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh. Người xưa sử dụng vài loại đá có sẵn ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ để tạo ra nhạc cụ này. Đàn đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên đàn đá cổ xưa nhất được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1949 tại huyện Lắk, Đăk Lăk bởi Georges Condominas – một nhà khảo cổ người Pháp làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ lúc bấy giờ. Về cấu tạo của đàn đá: Phần giúp tạo âm thanh của bộ đàn này là đá, với nhiều những mẫu đá khác nhau, người ta dùng một cây sắt nhỏ, phần đầu được gia công to hơn hoặc được chuyển thành hình tròn. Với mỗi mẫu đá to, nhỏ, dày, bẹt khác nhau, âm thanh khi được phát ra cũng khác nhau, âm thanh được tạo ra từ đàn đá khá cao và sắc. Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm. Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Đàn đá đã được giới thiệu ở trong và ngoài nước như một nhạc cụ đặc biệt của dân tộc. Hiện nay, loại đàn này còn xuất hiện chủ yếu ở vùng Tây Nguyên như một nhạc cụ không thể thiếu tại nơi đây, tuy nhiên với một số triển lãm tại một số tỉnh khác, đàn đá cũng được giới thiệu là nhạc cụ của dân tộc, mang đậm bản sắc của núi rừng.

Lithophone

Lithophone of the ethnic groups in the Central Highlands is the oldest percussion instrument in Vietnam and one of the most primitive ancient musical instruments of mankind. The instrument is made of stone bars with different sizes of long, short, thick, and thin. Long, big, thick stone bars have a deep sound, while short, small, thin stone bars have a clear sound. Ancient people used several types of stone available in the mountains of the South Central and Southeast regions to create this musical instrument. The lithophone instrument has been classified by UNESCO as a musical instrument in the Central Highlands Gong Cultural Space. In the Central Highlands, the oldest stone altar was first discovered in 1949 in Lak district, Dak Lak by Georges Condominas – a French archaeologist working at the Institute of the Far East at that time. About the structure of the stone instrument: The part that helps create the sound of this instrument is the stone, with many different stone patterns, people use a small iron rod, the head is made larger or transformed into a circle.

With each stone sample being different, big, small, thick, or flat, the sound when emitted is also different, the sound created from the stone instrument is quite high and sharp. At a high pitch, the distant sound of the stone guitar plays. At a low pitch, the stone organ resonates like the echo of a cliff. The ancients conceived of the sound of the stone instrument as a means to connect the underworld with the positive world, between humans and heaven and earth, between the present and the past. The stone instrument has been introduced at home and abroad as a special national musical instrument. Currently, this type of lute also appears mainly in the Central Highlands as an indispensable musical instrument here, however, with a number of exhibitions in other provinces, the stone lute is also introduced as a folk instrument. ethnic group, imbued with the identity of the mountains and forests.

Sáo vỗ

Cùng với cồng chiêng và các nhạc cụ bằng tre nứa đã gắn bó lâu đời với âm nhạc của Tây nguyên, thì có một loại nhạc cụ mới chỉ xuất hiện hơn 3 thập kỷ nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng âm nhạc Tây Nguyên. Khi cất lên, dù cho ở bên núi, dưới mái nhà dài, hay trên sân khấu hiện đại, người nghe đều cảm thấy bồi hồi, xao xuyến, bởi âm thanh khi thì da diết, lúc lại rộn ràng, như lời tâm tình của những chàng trai, cô gái Ê đê giữa đại ngàn. Đó chính là cây “Sáo vỗ”. Điều đặc biệt cây sáo vỗ này là nó không có các lỗ nhỏ để bấm trên thân như sáo truyền thống, mà khi thổi người ta sẽ dùng miệng thổi vào đầu có gắn thanh tre nhỏ, người chơi nhạc cụ sẽ dùng tay để vỗ vào đầu thoát hơi còn lại của ống sáo nhằm điều chỉnh âm điệu. Cây Sáo vỗ đã làm rung động trái tim và sự khâm phục của người nghe nhạc trong nước và bạn bè quốc tế. Những chuyến lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới, độc tấu Sáo vỗ luôn là một trong những tiết mục chủ chốt trong chương trình biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Âm thanh cuốn hút của cây Sáo vỗ luôn khiến bao người say đắm khi nhắc đến mảnh đất Tây Nguyên…

Clapping flute

Along with gongs and other bamboo musical instruments that have long been associated with the music of the Central Highlands, there is a new musical instrument that has only appeared for more than 3 decades but has become an indispensable part of the musical treasure. Central Highlands music. When it is sung, whether on the mountainside, under a long roof, or on a modern stage, the listener feels nervous and excited, because the sound is sometimes poignant, sometimes bustling, like a confession. of Ede boys and girls in the middle of the jungle. That is the “Flapping Flute”. The special thing about this clapping flute is that it does not have small holes to press on the body like a traditional flute. When blowing, people will use their mouth to blow into the head with a small bamboo stick, and the player will use their hands to tap it. The other end of the flute is used to adjust the tone. The Clapping Flute has stirred the hearts and admiration of domestic music listeners and international friends. During tours in many countries around the world, Flute solos are always one of the key performances in the Vietnamese traditional musical instrument performance program. The attractive sound of the flute always makes many people fall in love when talking about the Central Highlands…

 

Klông pút

K’lông pút là nhạc cụ của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi nó là Đinh pút, còn người Ba Na ở vùng An Khê gọi nhạc cụ này là Đinh pơl. Tuy nhiên cái tên K’lông pút đã trở nên quen thuộc với mọi người, dù ở trong hay ngoài nước. Cách sử dụng K’lông pút khá lạ so với những nhạc cụ khác. Người ta để hai bàn tay gần đầu ống nứa rồi vỗ tay vào nhau khiến hơi tác động vào cột không khí của ống phát ra âm thanh, nghĩa là người sử dụng không cần chạm tay vào nhạc cụ.

K’lông pút là nhạc cụ do nữ giới sử dụng, thường được chơi trên nương rẫy vào mùa lúa. Người ta tin rằng những ống nứa, tre của k’lông pút có “họ hàng” với những ống tre, nứa đựng hạt giống, mà trong các ống đựng hạt thì có hồn của “Mẹ lúa” trú ngụ, do đó đánh k’lông pút trên nương rẫy hay trong những việc có liên quan đến lúa thóc “mẹ lúa” sẽ giúp cho công việc tốt đẹp. K’lông pút dân gian có từ 2 đến 5 ống nứa rỗng loại lớn, dài ngắn khác nhau. Ống ngắn nhất từ 60 đến 70 cm, ống dài nhất từ 110 đến 120 cm. Đường kính ống từ 5 đến 8 cm. Những ống này xếp thanh một hàng trên giá, các đầu ống xếp bằng nhau ở một bên, còn bên kia có đường xéo vì xếp theo thứ tự từ ống ngắn nhất đến ống dài nhất. K’lông pút có âm sắc độc đáo, vừa có tính chất âm hơi lẫn âm vỗ. Nó diễn đạt tình cảm mênh mông khoáng đạt hay xa xăm, huyền bí.

Có hai cách chính để chơi K’lông pút:

  • Các ống nằm ngang trên một tản đán hoặc gác lên hai thân cây, làm sao để vừa tầm cúi của người sử dụng. Cô gái khum 2 bàn tay trước miệng ống cách khoảng 10 cm rồi vỗ hơi bàn tay vào nhau để luồng hơi phát ra lùa vào miệng ống, làm chuyển động cột không khí bên trong phát ra âm thanh.
  • Có hai cô gái cùng sử dụng nhạc cụ này. Một cô giá có nhiệm vụ chơi một số ống. Họ chơi những bài nhạc hai bè hoặc một bè nền kéo dài trong lúc bè kia chạy giai điệu.
    Klông pút

“K’lông pút” is a musical instrument of some ethnic groups in the Central Highlands. The Gia Rai people call it Đing put, and the Ba Na people in the An Khe region call this musical instrument Đing pol. However, the name K’lông put has become familiar to everyone, whether at home or abroad. The way to use K’lông put is quite strange compared to other musical instruments. People place their hands near the top of the bamboo pipe and then clap their hands together, causing the air to impact the air column of the pipe to produce sound, meaning the user does not need to touch the instrument.

K’lông pút is a musical instrument used by women, often played in the fields during the rice season. It is believed that the bamboo and bamboo tubes of k’long put are “related” to the bamboo and bamboo tubes that hold seeds, and that in the seed tubes, the soul of “Mother Rice” resides, Therefore, playing k’lông pút on the fields or in things related to rice and rice “mother of rice” will help work well. K’lông put folk have from 2 to 5 large hollow bamboo tubes of different lengths. The shortest tube is from 60 to 70 cm, the longest tube is from 110 to 120 cm. Pipe diameter from 5 to 8 cm. These tubes are arranged in a row on the rack, the tube ends are arranged equally on one side, and the other side has a diagonal line because they are arranged in order from the shortest tube to the longest tube. K’lông pút has a unique timbre, both a breath sound and a slap sound. It expresses feelings that are vast, spacious, or distant and mysterious.

*There are two main ways to play K’lông pút:

 The pipes lie horizontally on a canopy or hang on two tree trunks, to fit the user’s benĐing height. The girl cupped her hands in front of the mouth of the tube, about 10 cm away, then clapped her hands together so that the stream of air flowed into the mouth of the tube, causing the air column inside to move, creating a sound.

There are two girls using this musical instrument. A teacher is responsible for playing some pipes. They play two-part songs or one long background part while the other part plays the melody.

 

Đàn T’rưng 3 dàn

Trong kho tàng nhạc cụ dân tộc đồ sộ của người Việt Nam, có một loại nhạc cụ mà âm thanh của nó phát ra nghe réo rắc như tiếng nước róc rách trong khe suối trong. Một thứ âm thanh trong trẻo, vui tươi và mang đến cho người nghe một sự yên bình và niềm hân hoan hiếm có. Đó chính là đàn T’rưng. T’rưng trong tiếng của người Bana có nghĩa là đàn lồ ô, tức là tre. Hiển nhiên tre là vật liệu chính tạo nên đàn T’rưng. Đàn T’rưng có cấu tạo khá đơn giản, mộc mạc như chính con người núi rừng Tây Nguyên. Được ghép từ những ống tre dài ngắn khác nhau, ống dài nhất khoảng 1,5m và ngắn nhất khoảng 30cm. Đàn T’rưng này có 3 dàn gồm 46 ống lớn nhỏ. Khác với cấu tạo, quá trình chế tác phải trải qua rất nhiều công đoạn thủ công và mất một thời gian khá dài để hoàn thành, thường từ 2 đến 3 tháng. Đầu tiên, phải tìm những ống tre không quá già, cứng cáp, khoét rỗng thân tre rồi ngâm dưới nước gần 1 tháng. Sau đó vớt lên phơi 5 đến 7 nắng, rồi lại ngâm tiếp cũng với thời gian như vậy, điều này giúp cho ống tre vừa dẻo dai, không nứt nẻ, cũng không bị mối mọt. Cao độ của các note nhạc do đàn T’rưng tạo ra không chỉ phụ thuộc vào độ dài ngắn, dày mỏng của các ông tre, mà còn phụ thuộc vào cách đẹo gọt từng ống tre. Một đầu của ống tre được vót bằng (tất cả xếp cùng một phía) và một đầu còn lại được vót xéo theo các độ nghiêng khác nhau. Và đây cũng là công đoạn khó khăn nhất, quyết định chất lượng của tiếng đàn, vì độ nghiêng của đường vót khác nhau tạo ra âm thanh khác nhau, nên khi vót quá tay, cho ra âm thanh không đúng như ý muốn, buộc người làm đàn phải vót lại từ đầu cho đến khi vừa ý. Công đoạn tiếp theo là quá trình bện các ống lại với nhau, các ống ngắn trên cao, ống dài xuống thấp dần. Vật liệu để buộc các ống tre với nhau là me vóc (mây rừng). khoảng cách giữa ống nọ với ống kia rộng chừng 0,5cm. Cách chơi rất đơn giản, là dùng dùi gõ vào các ống tre. Cái khó là phải nhớ được cao độ các note nhạc của từng ống tre. Dùi thường dùng là dùi gỗ, sừng bò, sừng trâu nhưng theo kinh nghiệm của những nhạc công và nghệ nhân làm đàn thì sừng nai là tốt nhất vì cho ra âm thanh đúng nhất khi gõ.

T’rưng

In the vast treasure trove of traditional musical instruments of the Vietnamese people, there is a musical instrument whose sound sounds like the gurgling sound of water in a clear stream. A clear, joyful sound that brings the listener a rare peace and joy. That is the T’rưng herd. T’rưng in the Bana language means bamboo. Obviously bamboo is the main material that makes the T’rưng. The T’rưng lute has a fairly simple structure, as rustic as the people of the Central Highlands mountains and forests. Made from bamboo tubes of different lengths, the longest tube is about 1.5m and the shortest is about 30cm. This T’rưng instrument has 3 orchestras of 46 large and small pipes. Unlike the structure, the manufacturing process must go through many manual steps and takes a long time to complete, usually 2 to 3 months. First, find bamboo tubes that are not too old and sturdy, hollow out the bamboo stems and soak them in water for nearly a month. Then pick it up and dry it in the sun for 5 to 7 days, then soak it again for the same amount of time. This helps the bamboo tube to be flexible, not cracked, and not susceptible to termites. The pitch of the musical notes produced by the T’rưng depends not only on the length, thickness and thickness of the bamboo tubes, but also on the way each bamboo tube is cut. One end of the bamboo tube is flattened (all on the same side) and the other end is flattened at different angles. And this is also the most difficult step, determining the quality of the sound of the instrument, because different slopes of sharpening lines create different sounds, so when sharpening too much, the sound is not as desired, forcing The luthier must re-sharpen the instrument from the beginning until it is satisfactory. The next step is the process of braiding the tubes together, the short tubes are high, the long tubes are gradually lower. The material to tie the bamboo tubes together is tamarind (forest rattan). The distance between one tube and the other is about 0.5cm wide. The way to play is very simple, just use a stick to tap the bamboo tubes. The difficulty is to remember the pitch of the notes of each bamboo tube. Commonly used sticks are wooden sticks, cow horns, and buffalo horns, but according to the experience of musicians and luthier makers, deer horns are the best because they produce the most accurate sound when tapped.

Tây Nguyên được mọi người biết đến không chỉ vì cồng chiêng-di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại-mà Tây Nguyên còn có “kho tàng” nhạc cụ truyền thống vô cùng độc đáo và phong phú về mặt chủng loại. Nét độc đáo không chỉ thể hiện ở chỗ chất liệu chế tác nguyên sơ mà còn thể hiện ở màu âm mộc mạc mà quyến rũ lòng người.

Ở Tây Nguyên, một vùng đất giàu bản sắc văn hóa, hiện vẫn còn giữ được rất nhiều nhạc cụ của người xưa truyền lại. Một điều hết sức thú vị là hầu hết các nhạc cụ ấy đều được làm bằng tre nứa.

Đời sống của cư dân bản địa nơi đây đã gắn bó với núi rừng từ hàng triệu năm. Tre nứa vốn là những vật liệu hết sức gần gũi với họ. Đó là những loại cây rỗng ruột, thân tự vang, có thể dễ dàng cất lên thành âm điệu. Sau những buổi lao động trên nương rẫy, người ta dùng những vật dụng sẵn có ngay bên mình để “bắt” chúng cất lên âm thanh làm tan mệt nhọc. Dần dà, các nhạc cụ ấy ngày càng hoàn thiện.

Có thể liệt kê rất nhiều loại nhạc cụ ấy (thuộc đủ các chi: chi gõ, chi thổi, chi búng…) như: chiêng tre, đing lơng khơng, đing pơng, đing ấp m’ô, đing k’tuut, đing năm, dông, đing buốt, đing tăk tar, đing ring, ky páh, b’rố, gôôt… của người Ê đê; hay: tưng gơr, t’lung t’lơr, m’buăt, m’buốt, h’nung p’roh, goong rêng, h’nung babưl, lôt… của người M’nông…

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân, người chuyên nghiên cứu và chế tác nhạc cụ dân tộc thì hầu như các nghi lễ theo vòng đời người như: Lễ thổi tai đặt tên, lễ thôi còng, lễ cúng sức khoẻ, lễ cưới, lễ tang, lễ bỏ mả… cũng như các nghi lễ theo chu kỳ canh tác nông nghiệp như: Lễ động rừng, phát rẫy, đốt rẫy, trỉa lúa, đón đòng, suốt lúa, đưa lúa về nhà… của đồng bào M’nông, Ê đê, Jơ rai đều không thể thiếu âm nhạc, trong đó các nhạc cụ dân gian làm bằng tre nứa có một vị trí quan trọng. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, người dân bản địa thường gắn mỗi nhạc cụ của dân tộc mình với một huyền thoại mang đậm tính sử thi mê hoặc lòng người.

Ở Tây Nguyên, nhiều nghệ nhân không chỉ biết chơi nhạc mà còn biết chế tác những nhạc cụ mới. Điều đáng mừng là trong những năm gần đây, đã có một số nhạc sĩ mạnh dạn cải biên, phát triển một số nhạc cụ làm phong phú thêm kho tàng nhạc cụ vốn đã rất đa dạng của Tây Nguyên. Các nhạc cụ đã cải biên, phát triển sáng tạo như: Đing pah và đing tăk tar của Y Sơn Niê; đung pơng k’tuut của Y Nuếc Ê ban và cing k’ram, dưng gơr, đing buốt păh (sáo vỗ) và t’rưng của nghệ sĩ Vũ Lân vừa bảo đảm được nguyên lý âm nhạc, vừa tiện lợi khi chơi lại vừa có hình dáng đẹp mắt…

Bước vào thời kỳ hội nhập, không chỉ riêng Tây Nguyên mà các địa phương khác cũng đang phải đối mặt với hiện tượng các giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, lép vế trước các phương tiện hiện đại. Nhiều người, nhất lá lớp trẻ tỏ ra không mấy mặn mà với các nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho các ngành chức năng và giới chuyên môn cần tiến hành ngay hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy nhạc cụ dân gian.

Thậm chí, theo như đề xuất của một số nhà nghiên cứu cần mở những cuộc thi chế tác, cải biên nhạc cụ dân gian nhằm phát huy giá trị sử dụng, phổ biến chúng trong sinh hoạt cộng đồng.  Làm được như thế, chắc chắn các nhạc cụ của đồng bào Tây Nguyên, trong đó có nhạc cụ làm bằng tre nứa sẽ vẫn còn mãi ngân vang giai điệu núi rừng

Đàn chapi

“Tôi nghe chapi chợt thấy nao lòng…” đây chính là chiếc đàn chapi của dân tộc Raglai chế tác. Giấc mơ Chapi là một trong những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến và gắn liền với giọng hát của Nghệ sĩ nhân dân Y Moan, cũng như gắn liền với hình bóng cây đàn chapi này.

Đàn được chế tác thủ công  từ 1 đoạn thân tre. Sự độc đáo của những cây đàn Chapi ở chỗ, những sợi dây đàn là những sợi tre. Đây cũng là phần chế tác khó nhất trong các công đoạn làm ra cây đàn của người Raglai. Để chế tác dây đàn chapi người nghệ nhân phải tỉ mỉ, khéo léo tách vỏ tre có độ dầy vừa phải, rồi mài nhẵn, vừa làm vừa thẩm âm, sao cho sợi dây đàn có thanh âm hay nhất.

Hiện nay dù đời sống, xã hội phát triển nhiều phương tiện nghe nhìn hiện đại ra đời, nhưng cây đàn Chapi vẫn là một dấu ấn văn hoá truyền thống đậm nét của đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận. Nét đẹp văn hoá của người Raglai chính là tấm lòng rộng mở, phóng khoáng, cây đàn mang theo uớc mơ nhân văn “ai cũng được nghe tiếng Chapi”, được nghe những cung trầm lúc khoan nhặt, lúc buông lơi ở miền đất Ninh Thuận hanh hao, nhiều nắng gió ấy. Họ còn mang cả nét văn hóa độc đáo này lên cả vùng đất Tây Nguyên khi di cư đến nơi đây.

Chapi

“When I heard the chapi, I suddenly felt moved…” This is the chapi instrument made by the Raglai ethnic group. Chapi Dream is one of the famous compositions of musician Tran Tien and is associated with the voice of People’s Artist Y Moan, as well as associated with the silhouette of this chapi guitar.

The instrument is handcrafted  from a piece of bamboo stem. The uniqueness of Chapi guitars is that the strings are bamboo fibers. This is also the most difficult part of making the Raglai guitar. To make chapi strings, the artisan must meticulously and skillfully separate the bamboo bark of moderate thickness, then grind it smooth, while doing so while absorbing the sound, so that the string has the best sound.

Nowadays, although life and society have developed many modern audio-visual media, the Chapi instrument is still a bold traditional cultural mark of the Raglai people in Ninh Thuan province. The cultural beauty of the Raglai people is their open and liberal heart, the instrument carries the humanistic dream of “everyone can hear the Chapi language”, to hear the low notes that are sometimes gentle and sometimes relaxed in the land of Ninh. Good weather, lots of sunshine and wind. They also brought this unique culture to the Central Highlands when they migrated here.

 

Ky pah thuộc bộ hơi, chi thổi, hệ lưỡi gà. Ky tiếng Êđê nghĩa là sừng, Pah nghĩa là vỗ. Chỉ loại nhạc cụ bằng sừng trâu, vừa thổi vừa vỗ. Mọi dân tộc ở Tây Nguyên đều sử dụng sừng trâu, bò làm tù và và người Êđê gọi là kipah. Người Mnông gọi Nung. Người Banar gọi T’diep… Ky pah thường được làm bằng sừng của con trâu 3 năm tuổi, vì đây là độ tuổi trâu thường dùng làm lễ vật trong “lễ đâm trâu”. Chọn sừng ưng ý rồi phải ngâm sừng xuống suối hàng tháng, sau đó ngâm trong nước lá trầu không để khử mùi. Chiếc sừng được cưa một đoạn ngắn, thủng cả hai đầu. Ở giữa, trên phần cong vào, khoét một lỗ nhỏ và đặt vào đó một chiếc “lưỡi gà” (như một chiếc dăm kèn), gắn lại bằng sáp ong. Khi thổi, tay trái cầm ngang thân kèn, ngón cái bịt đầu nhỏ, miệng ngậm vào “lưỡi gà”. Tay phải day chặn ở đầu to để tạo ra những âm thanh khác nhau. Tiếng kèn dài hay ngắn, nhanh hay chậm là do điều khiển bằng lưỡi và luồn hơi, kết hợp với sự bịt mở các ngón tay ở cả hai đầu to nhỏ của kèn. Theo quan niệm của một số dân tộc Tây Nguyên, tù và không bao giờ được sử dụng bừa bãi, chỉ thổi khi có việc thực sự quan trọng như báo nhà có người mất, đám tang, lễ mừng nhà mới, mở đầu lễ hội lớn. Giai điệu của Ky pah tuy có ít nốt nhạc nhưng có bản sắc rất riêng, tiếng tù và rất to và có sức truyền cảm rất mạnh.

Ky pah

“Ky pah” belongs to the wind system, the blowing branch, and the uvula system. Ky in Ede means horn, Pah means clap. Only a musical instrument made of buffalo horn, blown and clapped at the same time. All ethnic groups in the Central Highlands use buffalo and cow horns as horns and the Ede people call them kipah. The Mnong people call it Nung. The Banar people call T’diep… Ky pah is usually made from the horn of a 3-year-old buffalo, because this is the age the buffalo is often used as an offering in the “buffalo stabbing ceremony”. Choose the horn you like, then soak it in the stream every month, then soak it in betel leaf water to deodorize. The horn was sawed off a short length, punctured at both ends. In the middle, on the curved part, cut a small hole and put a “reed” (like a trumpet) in it, attach it with beeswax. When blowing, the left hand holds the trumpet body horizontally, the thumb covers the small end, the mouth is closed on the “reed tongue”. Right hand presses on the big end to make different sounds. The sound of the trumpet is long or short, fast or slow due to the control of the tongue and air, combined with the opening and closing of the fingers at both large and small ends of the trumpet. According to the beliefs of some ethnic groups in the Central Highlands, the horn is never used indiscriminately, only blown when there is a really important event such as announcing the death of someone in the house, a funeral, a new house celebration, or the opening of a festival. big. big. Although Ky pah’s melody has few notes, it has a very unique identity, the horn sound is very loud and has a very strong emotional power.

 

Đàn T’rưng treo

Khác với dàn chiêng, tù và chỉ được dùng có nơi, có lúc thì đàn T’rưng luôn gắn bó với mọi sinh hoạt đời thường của các dân tộc Gia Rai, Banar, Xê đăng… Trên nương rẫy, tiếng T’rưng xua đi cái mỏi mệt của một ngày lao động ‘”lưng ngửa, mặt sấp”, báo cho bầy thú sự hiện diện của con người, khiến chúng sợ không dám đến phá rẫy. Trong lễ hội là niềm vui say sưa, là rộn ràng tiếng hát. Có loại t’rưng tự hoạt động bằng sức nước: người ta treo những ống nứa to nhỏ, dài ngắn khác nhau, một đầu giữ nguyên mấu, bịt kín. Đầu kia vạt nhọn chỉ còn nửa thân ống, cùng một hệ thống với que gõ ở ngoài suối. Tất cả lại được nối với một chiếc gàu nhỏ. Nước chảy, gàu đầy, khiêng đi kéo theo sự chuyển động của hệ thống dây buộc những ống nứa, khiến nó va đập vào nhau, vang thành âm thanh, ngân nga suốt đêm ngày. Chiếc đàn này của nghệ nhân ưu tú người Êđê – ông Ama HLoan sống tại  buôn Ako Dhong, Buôn Ma Thuột chế tác. Đàn là một sự cải biến, trở nên đơn giản của người Êđê, kích thước rất nhỏ với 8 ống nứa, không có chân đứng như những T’rưng 3 dàn khác của dân tộc Bana hay Gia Rai….đàn thường được treo lên để gõ. Tuy nhiên khi tấu lên, âm thanh của nó vẫn vô cùng thánh thót và vui tai.

T’rưng

Unlike the gong set, the horn is only used in certain places and at other times, the T’rưng instrument is always associated with all daily activities of the Gia Rai, Banar, Xe Dang ethnic groups… On the fields, the T’rưng language is heard. walking through the fatigue of a day’s work ‘”back up, face down”, alerting the animals to the presence of humans, making them afraid to come and destroy the fields. During the festival there is passionate joy and bustling singing. There is a type of bamboo tube that operates on its own using water power: people hang bamboo tubes of different sizes, of different lengths, with one end kept intact and sealed. The other end of the pointed flap leaves only half of the pipe body, the same system as the tapping rod in the stream. It’s all connected to a small bucket. The water flows, the bucket is full, and when carried away, the movement of the rope system tying the bamboo pipes causes them to collide with each other, making a sound, humming all day and night. This instrument was crafted by an elite Ede artisan – Mr. Ama HLoan living in Ako Dhong village, Buon Ma Thuot. The lute is a modification and simplicity of the Ede people, very small in size with 8 bamboo tubes, and does not have a stand like other 3-string T’rưng of the Bana or Gia Rai ethnic groups….However, when When played, its sound is still extremely sweet and pleasing to the ears.