Tác giả: Admin

Thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 31 tháng 7 năm 2022, Bảo tàng Thế giới Cà phê và Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã tổ chức triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”. Nội dung triển lãm giúp khách tham quan có thể tìm hiểu trải nghiệm những bí ẩn về văn hóa cà phê như một cuộc “du ngoạn” qua những quốc gia, vùng lãnh thổ phương Đông từ Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Nghi lễ cà phê của người Ethiopia trong lãm Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông được phục dựng và thu hút rất nhiều khách trải nghiệm

Theo nội dung của triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”, khi nghiên cứu về lịch sử, cội nguồn, văn hóa cà phê trên khắp thế giới, Trung Nguyên Legend nhận thấy rằng: cà phê có nguồn gốc ở từ Ethiopia và phát triển, hình thành nền văn minh cà phê Ottoman (phương Đông) rồi du nhập và phát triển bởi phương Tây tạo nên nền văn minh cà phê Roman. Từ đây người phương Tây lại mang cà phê trở về phương Đông trồng trọt tạo ra những vùng nguyên liệu rộng lớn, cung ứng cho nhân loại một loại thức uống năng lượng không thể thiếu trong đời sống. Sự dịch chuyển, phát triển, rồi quay về ấy có thể đúc kết rằng: cà phê đã sinh ra, phát triển như một vòng tuần hoàn từ Đông sang Tây rồi lại quay trở về nguồn cội, tìm kiếm văn minh phương Đông.

Nhân loại đã coi phương Tây là văn minh đỉnh cao cần học hỏi, nhưng khi sự thay đổi, phát triển đạt đến một “ngưỡng” nhờ những phát minh, nhờ khoa học, bên những tách cà phê, con người lại có những cuộc hành hương âm thầm tìm về “một địa đàng đã mất”. Bằng những nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử học, các nhà khoa học, các học giả hàng đầu lại đang tìm đến những quan niệm, phong thái sống, các giá trị, ý nghĩa về đời sống Đông phương bị lãng quên, hoặc từ khi nào đó đã không có trong văn hóa, đời sống Tây phương. Và trong hoàn cảnh nào, cà phê cũng xuất hiện trong hành trình tìm kiếm đó…

 

Không gian trải nghiệm Thiền cà phê khác biệt và độc đáo

Thời gian diễn ra triển lãm Chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông” từ ngày 31/7/2022 đến 30/9/2022 nhằm đem đến hành trình khám phá những giá trị nhân văn, nhân bản của cà phê ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiêu biểu đã góp phần tạo nên nền văn minh phương Đông thiêng liêng, bí ẩn, trong đó có thành phố Buôn Ma Thuột của Tây Nguyên (Việt Nam) cùng hành trình hiện thực hóa xây dựng Thủ phủ cà phê toàn cầu của Trung Nguyên Legend.

Trong khuôn khổ thời gian diễn ra triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông” du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm văn hóa cà phê của nhiều quốc gia như: Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản…. mà đặc biệt nhất là Việt Nam. Điểm nhấn trong triển lãm là khu trưng bày Thiền cà phê hội tụ tinh hoa các triết lý, lối sống trong văn hóa phương Đông do Trung Nguyên Legend sáng tạo và du khách có thể trải nghiệm hàng tuần. Tại Lễ khai mạc triển lãm Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Linh Nga Niê Kđăm chia sẻ: “Với không gian sắp đặt, trưng bày triển lãm mở khách tham quan không chỉ được nghe, nhìn mà còn có thể tương tác chạm để tìm hiểu về nội dung triển lãm. Điều đặc biệt là khách tham quan luôn tìm thấy sự mới mẻ, khác biệt. Các hoạt động trải nghiệm như

nghi lễ cà phê của người Ethiopia, Thiền cà phê tại triển lãm thu hút rất nhiều khách quan tâm vì sự mới mẻ, độc đáo”.

Một góc trưng bày về Cà phê Nhật Bản tại triển lãm “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”

Ngoài bộ sưu tập hàng nghìn hiện vật giá trị giúp du khách có thể tìm hiểu được lịch sử cà phê từ khi cà phê được tìm thấy khoảng thế kỷ thứ 9 đến hiện tại, Bảo tàng thế giới Cà phê luôn tổ chức định kỳ các triển lãm chuyên đề về cà phê được giới chuyên gia đánh giá cao. Tiêu biểu có thể kể đến như: “Lịch sử Cà phê thế giới”; “Cà phê: thần dược cho não – thần dược cho sáng tạo”; “Cà phê – Năng lượng của nền kinh tế tri thức”; “Cà phê – năng lượng của tinh thần chiến binh”; “Cà phê – Hành trình khám phá những giá trị nhân văn”; “Cà phê – năng lượng sáng tạo của nghệ thuật”,… Không chỉ giới thiệu về lịch sử cà phê thế giới mà tại đây còn có nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật thường niên giúp bảo tàng trở thành trung tâm sáng tạo, phát triển văn hóa cộng đồng của Tây Nguyên dành cho mọi lứa tuổi với nhiều hoạt động bất ngờ, thú vị như: lễ dâng cúng cà phê của người Ê-đê bản địa;…được phục dựng; show nghệ thuật trình diễn pha chế ba nền văn minh cà phê với công nghệ 3D mapping; vở vũ kịch “Chuyện kể 3 nền văn minh cà phê” được rất nhiều du khách tới Buôn Ma Thuột tham gia trải nghiệm vì sự độc đáo, khác biệt, duy nhất trên thế giới.

Vào đầu năm 2022, tạp chí hàng đầu thế giới National Geographic ca ngợi Bảo tàng Thế giới Cà phê trên chuyên trang du lịch tiếng Tây Ban Nha với thông điệp “nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê”. Đây không phải lần đầu tiên Bảo tàng Thế giới Cà phê được các hãng thông tấn quốc tế ca ngợi. Kể từ khi khai trương đón khách vào cuối năm 2018, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã được hàng chục kênh truyền thông quốc tế, uy tín trên thế giới nói là: “Là bảo tàng sống lớn nhất – sống động và độc đáo nhất” (AP); “Là 6/17 đến tốt nhất khi tới Việt Nam” (Tạp chí du lịch của Anh, Wanderlust); ART TV (truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ)… Thông tin thêm về triển lãm “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông” vui lòng xem tại:

 

Thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 14 tháng 11 năm 2022 – Bảo tàng Thế giới Cà phê chính thức giới thiệu triển lãm “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức” và thu hút nhiều nhà thiết kế, nghệ sĩ đương đại tên tuổi tham gia cùng những bộ sưu tập đặc sắc, giúp khách tham quan trải nghiệm về “mặc tỉnh thức” theo quan điểm của Trung Nguyên Legend trong việc tôn vinh tinh hoa văn hóa bản địa, tối ưu, tối giản và hài hòa với môi trường tự nhiên.

Tìm về lối sống tỉnh thức

Bảo tàng Thế giới Cà phê tổ chức Triển lãm “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức” từ 14/11/2022 đến tháng 1/2023

 

Qua quá trình học hỏi từ các giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, Trung Nguyên Legend nhận thấy, hàng nghìn năm trước, con người đã biết tạo dựng, thấu hiểu về “tỉnh thức” qua lối sống theo tư duy Bền vững – Xanh – Bản sắc. Có thể hiểu Lối sống tỉnh thức là sự rõ biết, tập trung vào sự hài hòa, bền vững giữa con người với con người, con người với tự nhiên, tôn tạo văn minh – văn hóa bản địa và dễ nhận thấy nhất trong Lối ăn – Cách mặc – Nếp ở với những cách ứng xử với môi trường, cộng đồng, xã hội…

Nhiều năm qua, Trung Nguyên Legend đã khởi xướng, lan tỏa về Lối sống tỉnh thức tập trung vào làm giàu Thân – Tâm – Trí của con người, góp phần tạo dựng cộng đồng theo lối sống văn minh, bản sắc và nhận được sự đồng hành, ủng hộ của nhiều chuyên gia, giới học giả, trí thức. Có thể kể đến như triển lãm chuyên đề “Cà phê & lối sống tỉnh thức” (3/2021); Hành trình trải nghiệm lối sống tỉnh thức (3/2022); Tỉnh thức là có thể (6/2022)… Các chương trình này đã nhận được sự hợp tác của nhiều Nhà thiết kế, các nghệ sĩ

nổi tiếng trong và ngoài nước đóng góp nhiều mẫu thiết kế thể hiện được tinh thần Tỉnh thức trong tư duy chuyên môn, việc lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu; đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, cùng tạo dựng lối sống tỉnh thức.

Đặc biệt, nhằm giúp cộng đồng có thể thực hành lối sống tỉnh thức, Trung Nguyên Legend đã tổ chức chuỗi hoạt động “Tìm về lối sống tỉnh thức” tại Bảo tàng Thế giới Cà phê và khu đô thị Thành phố Cà phê với nhiều hoạt động ý nghĩa như: nghe rượu vang kể chuyện, trải nghiệm nghệ thuật cắm hoa Ikebana, gói bánh chưng xanh, Lễ dựng nêu đón Tết, hội thi ủ rượu cần và Tết trồng cây thường niên… “Khi thực hành cắm hoa Ikebana, tôi cầm một cành hoa, một ngọn lá và ngắm nghía chúng, chọn một góc đẹp nhất giúp chúng toả sáng, khoe sắc và tôi cảm nhận được sự kết nối giữa hoa lá cỏ cây với tâm hồn mình. Tôi nghĩ đấy chính là thực hành lối sống tỉnh thức” – chị Mỹ Lệ tại Buôn Ma Thuột chia sẻ.

Kể chuyện mặc tỉnh thức

Một góc trưng bày tại triển lãm với các sản phẩm ứng dụng được vẽ hoạ tiết thủ công trên các hoa văn truyền thống

Nhằm tiếp nối sự thành công của chuỗi hoạt động Tìm về lối sống tỉnh thức, Bảo tàng Thế giới Cà phê, Trung Nguyên Legend tiếp tục giới thiệu triển lãm “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức”. Triển lãm được chính thức khai mạc vào ngày 14/11/2022 và kéo dài tới tháng 1/2023. Triển lãm có sự tham gia của các nhà thiết kế, các nghệ sĩ và nhiều thương hiệu tên tuổi như: NTK Vũ Thảo – nhà sáng lập Kilomet 109; NTK Ngô Hoàng Kha – nhà sáng lập Khaar; KIM+Я; NTK Vũ Tá Linh; NTK Vũ Nhật Đăng Khoa; Shinesium, Timtay; Hoạ sĩ La Quốc Bảo; Lụa tơ vàng…

Khi tham quan triển lãm, ngoài việc được trải nghiệm các bộ sưu tập của các nghệ sĩ, nhà thiết kế, tại triển lãm, khách tham quan cũng được tìm hiểu về cách Ăn Mặc đã góp phần tạo lập lối sống của con

người trong tiến trình phát triển chung về văn hóa, xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Thông qua triển lãm, khách tham quan cũng được trải nghiệm về “mặc tỉnh thức” theo quan điểm của Trung Nguyên Legend trong việc tôn vinh tinh hoa văn hóa bản địa, tối ưu, tối giản và hài hòa với môi trường tự nhiên.

Hoạ sĩ, chuyên gia văn hóa độc lập La Quốc Bảo chia sẻ: “Nội dung của triển lãm rất sâu, không chỉ bao hàm về sản phẩm về thời trang mà cao hơn còn là những giá trị về văn hóa, tinh thần, lối sống. Các đơn vị, các nhà thiết kế, các bộ sưu tập, hiện vật tham gia triển lãm cũng thể hiện rất rõ về việc không chỉ là sản phẩm mà trong đó có những triết lý sống, giá trị về lịch sử, văn hoá. Trung Nguyên Legend đã khởi xướng hành trình các hoạt động xây dựng Lối sống tỉnh thức rất dài lâu và có thể nhận thấy, Trung Nguyên Legend đang cố gắng cung ứng một lối sống dành cho cộng đồng”.

Triển lãm chuyên đề “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức” là một trong chuỗi hoạt động để kỷ niệm 4 năm Bảo tàng Thế giới Cà phê chính thức khai trương hoạt động. Được định vị là một Bảo tàng của tương lai, đem đến những trải nghiệm Sống – Mở – Tương tác cho cộng đồng yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới, những chương trình triển lãm chuyên đề cùng các hoạt động quảng bá văn hóa bản địa của Bảo tàng Thế giới Cà phê đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu là góp phần định vị Buôn Ma Thuột trở thành “Thủ phủ cà phê toàn cầu”, Đắk Lắk trở thành “Điểm đến của cà phê thế giới”.

 

Trong 5 ngày nghỉ Tết Quý Mão, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã đón hơn 30.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm với nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng như tinh hoa văn hoá thế giới, góp phần thúc đẩy doanh thu ngành du lịch Đắk Lắk tăng 51,4 % so với cùng kỳ.

Nơi hội tinh hoa văn hoá Việt Nam và thế giới

Nhằm mang lại du khách có những trải nghiệm du lịch văn hoá khác biệt, mới mẻ, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước Tết Quý Mão với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hoá độc đáo như: Hành trình trải nghiệm và khám phá Thành phố Cà phê với điểm nhấn là “Phiên chợ xưa” tái hiện khung cảnh chợ Tết của người Việt đầu thế kỷ XX của các miền quê ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam; trải nghiệm tinh hoa văn hoá của quốc gia trên thế giới trong các dịp đặc biệt dựa trên 3 văn minh cà phê Thiền – Roman – Ottoman như: phiên chợ Istanbul Bazar (Thổ Nhĩ Kỳ), chợ Giáng sinh thời Trung cổ ở Châu Âu, chợ Tết Sài Gòn,… Không chỉ vậy, trong Hành trình trải nghiệm và khám phá Thành phố Cà phê với tâm điểm là Bảo tàng Thế giới Cà phê, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hoá cộng đồng của các dân tộc như: nghi thức Pác Ngan Krông Giang (nghi thức Vỗ tay mời Giàng), nghi thức mời rượu thác đổ, Lễ cầu thần lửa và tạ ơn thần lửa… của người Ê-đê cùng hàng chục chương trình hướng dẫn pha chế cà phê tại không gian Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend và trải nghiệm văn hóa ẩm thực tại Trung tâm văn hoá ẩm thực 3 miền như: gói bánh chưng, bánh dày, làm mứt Tết, các món ăn của người bản địa…

Du khách trải nghiệm múa sạp tại “Phiên chợ xưa” trong chương trình tour tham quan Thành phố Cà phê

Chị Phạm Thu Trang, du khách đến từ Tiền Giang cho biết: “lần đầu tiên gia đình chúng tôi tới Tây Nguyên và thấy vô cùng choáng ngợp trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cũng như văn hoá, con người của vùng đất Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Khi tới thăm Bảo tàng Thế giới Cà phê, ngay từ cổng vào chúng tôi đã được tham gia nghi thức “Lễ cầu thần lửa và tạ ơn thần lửa” của người Ê-đê, đến Trung tâm văn hoá ẩm thực 3 miền lại được trải nghiệm làm món lá mì xào đặc trưng của người bản địa Tây Nguyên…, và đặc biệt là “Phiên chợ xưa” giữa cánh đồng hoa tam giác mạch, nơi mà ai cũng nghĩ tới tận Hà Giang mới được thấy”. Trong khi đó, bạn Nguyễn Đình Chiến đến từ Kon Tum chia sẻ: “Các hoạt động trải nghiệm văn hoá tại Bảo tàng Thế giới Cà phê khiến tôi có nhiều suy nghĩ và những người trẻ như chúng tôi phải học hỏi nếu muốn phát triển du lịch văn hoá của địa phương. Trong cùng vùng Tây Nguyên có nhiều điểm tương đồng về cảnh sắc thiên nhiên, văn hoá nhưng các điểm đến du lịch tại Kon Tum chưa thu hút và giúp du khách có nhiều trải nghiệm thú vị như ở Buôn Ma Thuột.”

Các hoạt động tái hiện văn hoá bản địa tại Bảo tàng Thế giới Cà phê giúp du khách có nhiều trải nghiệm khác biệt khi tới thăm Buôn Ma Thuột

Với mong muốn kiến tạo Thành phố Cà phê, Bảo tàng Thế giới Cà phê trở thành trung tâm sáng tạo nghệ thuật, nơi hội tụ tinh hoa văn hoá bản địa của Việt Nam và thế giới, chỉ riêng năm 2022, Trung Nguyên Legend với nhiều nghệ sĩ danh tiếng như: Nhạc sĩ Đức Trí, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, nhạc sĩ Dương Thụ, đạo diễn Cao Trung Hiếu… phối hợp sản xuất nhiều chương trình nghệ thuật như: Vở vũ kịch Chuyện kể 3 văn minh cà phê – một sản phẩm du lịch đặc biệt – khác biệt – duy nhất trên thế giới; đêm nhạc “Tri ân những tri âm”; ra mắt đĩa than ‘Thanh âm tỉnh thức”.

Cũng nằm trong chuỗi hoạt động mừng xuân Quý Mão 2023 và nhằm tri ân, cảm ơn cộng đồng du khách, Thành phố Cà phê, Bảo tàng Thế giới Cà phê phối hợp với nhiều nghệ sĩ danh tiếng như: nghệ sĩ saxophone Quyền Thiện Đắc, nghệ sĩ piano Phó An My và nhà soạn nhạc Đặng Tuệ Nguyên tổ chức chương trình hòa nhạc cổ điển “Cảm hứng Chiềng Đi”; nhà thiết kế La Phạm thực hiện bộ sưu tập thời trang đương đại “Xuân trên bản thượng” được lấy từ cảm hứng

thổ cẩm nhằm tôn vinh tinh hoa văn hoá của các dân tộc ít người tại Việt Nam, giúp đóng góp làm phong phú, đa dạng nền văn hoá bản địa trong cộng đồng hơn 49 dân tộc tại Đắk Lắk. Đặc biệt, chiều ngày 30/01/2023, chương trình hoà nhạc cổ điển đặc biệt “Cảm hứng Chiềng đi” sẽ được tổ chức trong khuôn viên ngoài trời của Bảo tàng Thế giới Cà phê dành cho tất cả cộng đồng địa phương và du khách.

Điểm đến không thể bỏ qua tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột

Chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 11/20218, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã làm thay đổi cách nhìn nhận của giới trẻ cũng như cộng đồng du khách về bảo tàng tại Việt Nam. Ngay khi khai trương, hãng thông tấn AP (Hoa Kỳ) đã nhận định là: “Bảo tàng sống lớn nhất, sống động và độc đáo nhất!” và trở thành 6/17 điểm đến tốt nhất khi đến Việt Nam theo thông tin của tạp chí du lịch hàng đầu Anh Quốc, Wanderlust.

Vở vũ kịch Chuyện kể 3 văn minh cà phê của Bảo tàng Thế giới Cà phê trở thành một sản phẩm du lịch đặc biệt – duy nhất chỉ có tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột

Ngoài bộ sưu tập hàng chục nghìn hiện vật giá trị giúp du khách có thể tìm hiểu được lịch sử hơn 12 thế kỷ của cà phê, Bảo tàng thế giới Cà phê luôn tổ chức định kỳ các triển lãm chuyên

đề về cà phê được giới chuyên môn đánh giá cao như: “Lịch sử Cà phê thế giới”; “Cà phê: thần dược cho não – thần dược cho sáng tạo”; “Cà phê – Năng lượng của nền kinh tế tri thức”; “Cà phê – năng lượng của tinh thần chiến binh”; “Cà phê – Hành trình khám phá những giá trị nhân văn”; “Cà phê – năng lượng sáng tạo của nghệ thuật”, “Vẻ đẹp làng nghề Việt”; “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”, “Tìm về lối sống tỉnh thức – Kể chuyện mặc tỉnh thức”… Vào đầu năm 2022, tạp chí hàng đầu thế giới National Geographic ca ngợi Bảo tàng Thế giới Cà phê trên chuyên trang du lịch tiếng Tây Ban Nha với thông điệp “nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê”.

Nhưng không chỉ đơn thuần là trung tâm giới thiệu tri thức cà phê của toàn cầu, nơi hội tụ 3 văn minh cà phê: Ottoman – Roman và Thiền, Bảo tàng Thế giới Cà phê đang ngày càng trở thành điểm đến văn hóa của cộng đồng sáng tạo, mến chuộng nghệ thuật của Việt Nam và thế giới với sự ủng hộ của cộng đồng địa phương cũng như hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

Nai gốm thời Lê

Nai gốm thời Lê vẽ tản vân (mây bay), thế kỷ XVIII, có đường kính 14cm, bị gẫy phần cổ có lẽ trong quá trình người xưa sử dụng đã làm hư phần cổ, chủ nhân sau này của nó đã làm lại, có nắp đậy phía trên và nai lúc này chỉ cao 19cm;

Nếu loại gốm nổi bật dưới thời Lý chính là gốm men ngọc, men sứ trắng thì dưới thời Lê loại gốm được xem như tinh xảo nhất chính là loại gốm hoa lam.

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, chúng ta đã biết đến những đồ gốm sứ Việt Nam qua các phát hiện tàu cổ bị chìm ở vùng biển Đông Nam Á. Những đồ gốm sứ Việt Nam cũng thường được tìm thấy cùng đồ gốm sứ Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, chúng t­­­a lại chưa thấy có một con tàu nào chỉ chuyên chở đồ gốm sứ Việt Nam riêng biệt. Trong khi đó, nhiều bảo tàng trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á công bố những sưu tập đồ gốm sứ Việt Nam xuất khẩu có chất lượng cao. Điều đó chứng minh rằng đã có nhiều đồ gốm Việt Nam được xuất khẩu ra khu vực này từ những thế kỷ trước.

Ceramic wine Nai of the Le Dynasty

 

Ceramic wine Nai painted in the Le Dynasty’s painting of “flying clouds” in the 18th century, 14cm in diameter, broke its neck, perhaps in the process of being used by the ancients, damaged the neck, its later owner made it again, with a lid on top and the Nai is now only 19cm tall;

Celadon and white porcelain were the ceramics that shone out during the Ly dynasty, whilst the most sophisticated ceramics produced during the Le dynasty was blue-patterned ceramic.

Since the 70s of the XX century, we have known about Vietnamese ceramics through the discovery of ancient ships sunk in the waters of Southeast Asia. Vietnamese ceramics are also commonly found alongside Chinese and Thai ceramics. However, we have not seen a single ship that only carried Vietnamese ceramics. Meanwhile, many museums in Southeast Asia and East Asia have displayed high-quality export Vietnamese ceramics collections. This demonstrates that numerous Vietnamese ceramics had been exported to this area since centuries ago.

 

 

Máy pha cà phê

Đây là máy pha cà phê của Đức chất liệu kim loại màu trắng bạc, sản xuất vào năm 1920, bên trên thân máy như một mái vòm bảo vệ toàn bộ thân máy, xuống bên dưới có cần ép chặt cà phê bột để dễ dàng thao tác chiết xuất cà phê Espresso nguyên chất, bên dưới có khay hứng nước thải cà phê làm sạch máy sau khi pha, người Đức thường dùng loại máy pha này tại văn phòng để phục vụ nhu cầu thưởng lãm cà phê hàng ngày của công chức văn phòng thời bấy giờ.

This is a German coffee machine with silver-white metal material, manufactured in 1920, the top of the body is made of a dome to protect the whole body, the bottom has a nozzle to press ground coffee for easy extraction produces pure Espresso coffee, the bottom has a coffee grounds lever to clean the machine after brewing, Germans often used this type of machine at the office to serve the daily coffee enjoyment needs of office workers at that time..

Ấm chứa cà phê

Ấm chứa cà phê đã pha, mỏ rót của ấm cong dài như cổ rắn màu nâu, nắp liền núm nắp bằng đồng, bụng to, có eo, với chiếc tay cầm như hình chiếc tai bằng gỗ xinh xắn. Những chi tiết trên thân ấm tuy không mấy đặc sắc nhưng đường viền cong lại giống như là những đường nét kết nối các hoa văn lại với nhau tạo thành một bức tranh hoàn hảo, chiếc ấm này chủ yếu dùng chứa cà phê đã pha, để phục vụ những người đam mê cà phê đúng nghĩa tại quốc gia như Ả Rập hay Ethiopia.

Khi được mời uống trà hoặc cà phê, nên uống ít nhất một cốc nếu không muốn bị cho là bất lịch sự. Khi uống xong, nếu không muốn dùng thêm nữa có thể đung đưa chiếc cốc để ra hiệu.

Khi ngồi ăn người phụ nữ Ả Rập nhẹ nhàng, dùng dụng cụ ăn đặt từ từ lên thức ăn và nhai chậm rãi như đang giao tiếp với thức ăn của nhà mình, đặc biệt hơn người phụ nữ khi thưởng thức cà phê thì không được cười nói, chậm rãi hớp từng ngụm nhỏ và thư giản, chiếc ấm này được người phụ nữ rất yêu quý, họ cho rằng nhìn thấy chiếc ấm này là như nhìn thấy bầu sữa mẹ, ngọt ngào và ấm áp.

The coffee pot has a long curved neck like a brown snake, a copper knob, a big belly, a belt, a handle like a lovely wooden ear. Although the details on the body of the kettle are not very special, the curved contour is like the lines connecting the patterns together to form a perfect picture, this kettle is mainly used to store brewed coffee, to serve true coffee enthusiasts in countries like Arabia or Ethiopia.

When offered tea or coffee, drink at least one cup if you don’t want to be seen as impolite. When you’re done drinking, if you don’t want to drink more, you can wave your cup to signal.

When eating, Arab women gently, use a spoon to pick up food slowly and chew it slowly as if communicating with their own food, but women are not allowed when enjoying coffee. Smiling, slowly taking small sips and relaxing, this kettle is very popular with women, they think that looking at this kettle is to see the flow of breast milk, sweet and warm.

Máy rang

Lò rang cà phê bằng gang có màu đen, được sản xuất vào thế kỷ XVIII tại quốc gia Đức, nắp lò rang liền hình bán nguyệt và có lỗ thoát hơi phía trên nắp. Bên trong có bồn rang bằng than hình tròn với chiếc cửa nhỏ để cho cà phê nhân vào, cán dài bằng sắt, núm cán bằng gỗ, hai bên tay cầm bằng khuyên sắt màu đen, khi rang chứa được 500gr cà phê nhân. Từ hàng chục năm trước, người Đức chuyên dùng các loại lò rang này tại gia đình, một lần rang quá ít cho 3 người uống, chính vì vậy, những loại lò rang này bị thay thế bởi những lò rang có kích thước to hơn và tiện lợi hơn, tuy nhiên vài  năm sau, người dân Đức lại thấy hàng loạt lò rang tương tự xuất hiện trên thị trường đồ kim loại vào những năm của thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX.

Black cast iron coffee roaster, manufactured in the 18th century in Germany, the lid is semicircular and has a steam outlet above the lid. Inside, there is a round charcoal roaster with a small door to let green coffee in, a long iron handle, a wooden knob, two black iron handles, and can hold 500 grams of green coffee when roasted. Since decades ago, the Germans specialized in these types of roasters at home, once roasting too little for 3 people to drink, so these roasters were replaced by larger sized roasters. and more convenient, but a few years later, Germans saw a series of similar roasters appear on the metal market around the 18th and 19th centuries.

Bình pha cà phê CONA

Nhà thiết kế đồ họa Abram Games đã có một cái nhìn mới mẻ về nó từ góc nhìn sáng tạo của một nghệ sĩ. Anh ấy đã quen thuộc với những hiểu biết hiện đại về công thái học, có kiến ​​thức thực tế về các vật liệu hiện đại và rất quan tâm đến các kỹ thuật sản xuất mới nhất.

Năm 1947, Games trình bày bản phác thảo đầu tiên của mình tại nhà máy Cona ở Wimbledon (gần London, Anh). Điều này tạo tiền đề cho việc thiết kế lại hoàn toàn những gì đã trở thành máy pha cà phê Cona Table Model nổi tiếng.

Abram Games đã tự đặt cho mình những câu hỏi quan trọng để tìm kiếm một thiết kế tốt hơn và tìm ra những câu trả lời sáng tạo, những câu trả lời này đã trở thành những đặc điểm chất lượng của mọi Cona được sản xuất kể từ đó.

Cona Rex là thiết kế lại Cona đầu tiên của Abram Games. Nó được đưa vào sản xuất năm 1953.

Sau khi mô hình Rex được đưa vào sản xuất, dạng nhỏ giọt chậm rãi bị cho là quá đắt để sản xuất hàng loạt tối ưu. Games đã nhận ra mâu thuẫn với phương châm của chính mình, khiến ông phải thiết kế lại Cona vào năm 1959. Sau đó, ông đưa ra giá đỡ và xử lý hình thức hiện tại của nó. Kể từ năm 1962, nó đã được sản xuất liên tục cho đến ngày nay. Cả Cona Rex và Cona New Table Model hiện là một phần của bộ sưu tập vĩnh viễn của Bảo tàng Khoa học Anh.

Trong suốt cuộc đời của mình, Abram Games đã được công nhận và vinh danh vì những thành tích của mình. Ông đã được trao danh hiệu “Nhà thiết kế Hoàng gia cho Công nghiệp” (RDI) và “Huân chương của Đế quốc Anh”.

Bình pha cà phê CONA- có các bộ phận rất đơn giản

Thanh lọc thủy tinh.

Thiết kế bộ lọc Cona ‘All- Glass’ đã được cấp bằng sáng chế khéo léo hơn nhiều. Nó hoàn toàn làm bằng thủy tinh và trông giống như một chiếc phao câu cá. Cái này có hình nón ở giữa với một bề mặt đặc biệt, giống như vỏ của một quả cam. Trên trọng lượng của chính nó, nó nằm trong vòi phễu. Điều này tạo ra một bộ lọc hoàn hảo đáng kể mà không cần sử dụng giấy lọc hoặc vải để giúp nó hoạt động. Bởi vì thủy tinh không nhận được bất kỳ hương vị nào, bạn có thể pha trà hoặc chiết xuất khác trong Cona của mình cũng như cà phê. Bạn chỉ cần làm sạch nó giữa các chu kỳ.

Giá đỡ hình vòm.

Chân đế Cona được làm từ các bộ phận kim loại đúc nguyên khối. Chân đế mạ crom tạo cảm giác chắc chắn. Thân màu bạc cung cấp một lỗ để đặt phễu vào sau khi pha cà phê.

Tay nắm.

Tay cầm của Cona làm bằng nhựa bakelite rắn bền, Nó cung cấp một tay cầm đẹp cho cả người dùng thuận tay phải và tay trái

Kính chống cháy

Bát phễu và bộ lọc thủy tinh rắn được làm bằng thủy tinh borosilicate chất lượng tốt nhất.

Graphic designer Abram Games took a fresh look at it from an artist’s creative perspective. He is familiar with modern understandings of ergonomics, has a practical knowledge of modern materials and is very interested in the latest manufacturing techniques.

In 1947, Games presented the first sketch at the Cona factory in Wimbledon (near London, England). This set the stage for a complete redesign of what became the famous Cona Table Model coffee machine.

Abram Games asked himself the critical questions in search of a better design and creative answers, answers that have been the hallmark of every Cona produced since. from that.

Cona Rex is Abram Games’ first Cona redesign. It entered production in 1953.

After the Rex model entered production, the drip form was gradually deemed too expensive for optimal mass production. Games found a contradiction to his own motto, prompting him to redesign Cona in 1959. He then devised the stand and dealt with its current form. Since 1962, it has been in continuous production to this day. Both the Cona Rex and the Cona New Table Model are now part of the permanent collection of the British Science Museum.

Throughout his life, Abram Games has been recognized and honored for his achievements. He has been awarded the titles “Royal Designer for Industry” (RDI) and “Order of the British Empire”.

CONA coffee machine- has very simple parts

Filter glass

The patented Cona ‘All- Glass’ filter design is much more ingenious. It is completely made of glass and looks like a fishing float. This one has a cone in the middle with a distinctive orange peel-like surface. On its own weight, it is in the hopper nozzle. This creates a remarkably perfect filter without the use of filter paper or cloth to make it work. Since glass doesn’t pick up any flavors, you can make tea or other extracts in Cona as well as coffee. You just need to clean it between cycles.

Dome support

 The Cona stand is made from solid cast metal parts. Chrome plated base feels solid. The silver body has a hole to put the funnel in after making the coffee.

Holder

Cona’s handle is made of sturdy and durable bakelite plasti. It provides a nice grip for both right- and left-handed users

Fireproof glass

 The funnel bowl and solid glass filter are made of the finest quality borosilicate glass.

 

Ấm chứa cà phê

Thân ấm cổ cao, có hoa văn nổi, nắp hình chuông, núm nhọn như hình tháp, tay cầm phẳng, cổ tròn ngang eo, hai bên bụng phẳng, đế tròn mỏng, chất liệu đồng, sử dụng chất liệu đồng giúp cà phê giữ nhiệt tốt hơn, tuy nhiên lưu ý trước khi dùng phải tráng qua nước lạnh trước, tránh sốc nhiệt sẽ làm mùi cà phê từ đồng tiết ra, ấm màu nâu sẫm, đế tròn nhỏ, ấm eo ấm to dần về cổ ấm tạo điểm nhấn với cục tròn ôm sát cổ ấm, đến eo gần nắp ấm, nắp liền với quai ấm, núm giống như quả chuông, cao gần bằng nắp ấm, vòi tinh tế như cổ rắn, hai bên bụng hình bầu dục tinh xảo, có hoa văn khỏe khoắn độc đáo là hình hai con dê đực và dê cái quay mặt vào nhau, xung quanh là hình hoa, lá là biểu tượng của thiên nhiên.

Ấm có thể chứa 400ml cà phê thành phẩm, đây là chiếc ấm có giá trị của Ba Tư, trong khoảng thời gian từ 1501 đến 1722. Chiếc ấm được sản xuất lấy cảm hứng từ câu chuyện về chiếc bình rửa tay bằng nước hoa hồng của các bậc vua chúa ngày xưa.

The body of the kettle has a high neck, with embossed patterns, a bell-shaped lid, a pointed knob like a pyramid, a flat handle, a round neck at the waist, flat sides of the abdomen, a thin round base, copper material, using copper material helps coffee retain heat better, but note that before use, it must be rinsed with cold water first, to avoid thermal shock that will cause the coffee smell from copper to secrete, dark brown warm, small round base, Warm waist warmer gradually expands to the warm neck to create accents with a round lump hugging the neck of the kettle, to the waist near the lid, the lid is attached to the kettle strap, the knob is like a bell, almost as high as the lid of the kettle, the spout is as delicate as a snake’s neck, The two sides of the abdomen are sophisticatedly oval, with a unique strong pattern of two male and female goats facing each other, surrounded by flowers, leaves are symbols of nature.

The pot can hold 400ml of finished coffee, this is a valuable Persian kettle, from 1501 to 1722. The kettle was made inspired by the story of the rose water handwashing vase of the ancient kings.